Tương lai mù mịt của BRI

CẨM ANH 03/08/2021 05:00

Ngày càng có nhiều quốc gia hủy bỏ các dự án trong Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Các dự án BRI của Trung Quốc bao gồm các dự án điện, đường sắt và đường bộ giữa châu Á, châu Âu và châu Phi

Các dự án BRI của Trung Quốc bao gồm các dự án điện, đường sắt và đường bộ giữa châu Á, châu Âu và châu Phi

Mới đây, Tân Thủ tướng Fiame Naomi Mataafa của Samoa cho biết sẽ hủy bỏ một dự án cảng do Trung Quốc tài trợ. Quyết định hủy dự án được đưa ra trong bối cảnh Samoa đang rơi vào thế khó do cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực ngày càng gia tăng.

Nhà lãnh đạo này nói thêm, sẽ chỉ chấp thuận các khoản đầu tư mang lại lợi ích rõ ràng cho Samoa. “Chúng tôi đã chỉ ra rằng dự án cảng biển quá xa xỉ và không phải là ưu tiên đối với Samoa vào lúc này. Có những lĩnh vực khác mà chúng tôi quan tâm nhiều hơn”, bà Mataafa nói thêm.

Dự án phát triển cảng tại vịnh Vaiusu được cựu Thủ tướng Tuilaepa Sailele Malielegaoi đồng ý thực hiện với khoản hỗ trợ 100 triệu USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án này gây nhiều tranh cãi ở Samoa và là một trong những chủ đề tác động đến cuộc bầu cử hồi tháng 4. Trong cuộc bầu cử này, đảng của ông Malielegaoi mất thế đa số ghế tại quốc hội.

Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất ở Samoa. Quốc đảo này nợ Trung Quốc khoảng 160 triệu USD, chiếm khoảng 40% tổng nợ nước ngoài của Samoa.

Có thể thấy, BRI đã từng được cộng đồng quốc tế dễ dàng đón nhận vì nó dường như đang đi cùng hướng với các sáng kiến tương tự khác, chẳng hạn như kế hoạch phục hồi cơ sở hạ tầng Nurly Zhol của Kazakhstan, Hành lang Giao thông Bắc Nam của Ấn Độ và Nga, Hành lang TRACECA của EU, sau đó là Hành lang tăng trưởng Á-Phi của Ấn Độ và Nhật Bản. Có vẻ như toàn bộ khu vực Á-Âu và Châu Phi trên thế giới đều nằm trên cùng một tuyến đường khi các nước đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở ra giai đoạn tiếp theo của toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, kể từ năm 2020, chưa đầy một thập kỷ kể từ khi sáng kiến này được công bố, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã có dấu hiệu rạn vỡ. Sau Australia và Malaysia, một số quốc gia khác đang cân nhắc về các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định, sáng kiến này đã mất động lực phát triển trong những năm gần đây, một phần do dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều đối tác của Trung Quốc, chủ yếu là các quốc gia nghèo ở châu Á và châu Phi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc nhiều dự án ban đầu đã thất bại, hoặc đã cũ chịu cảnh đắp chiếu do bị gián đoạn.

Dự án cảng o Trung Quốc đầu tư xây dựng ở thành phố Gwadar, tỉnh Balochistan, Pakistan năm 2018. Ảnh: Xinhua.

Dự án cảng do Trung Quốc đầu tư tại Pakistan. Ảnh: Xinhua.

Theo Plamen Tonchev thuộc Viện Quan hệ Kinh tế Quốc tế của Hy Lạp cho biết: “Sau nhiều năm, trong khi các dự án vẫn có nhiều điều khoản mù mờ, dịch bệnh Covid-19 buộc Trung Quốc phải đứng trước sự lựa chọn, hoặc là phải gia hạn các điều khoản cho vay hoặc chấp nhận để các dự án bị đình trệ.”

Thêm vào đó, hiện nay hoạt động của các dự án trong Sáng kiến BRI đã chậm lại, có thể do cả áp lực bên trong và bên ngoài. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang giảm, và các quan chức Trung Quốc có thể đã phần nào trở nên lo ngại hơn về mức độ rủi ro. Nếu Trung Quốc cắt giảm nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án có khả năng rơi vào nguy cơ “đắp chiếu”, dẫn đến tổn thất nặng nề cho nền kinh tế.

Mặt khác, một số đại dự án hạ tầng của Trung Quốc như cầu treo Momzambique, cảng biển Pakistan đang chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu cũng làm các nước lo ngại. Giới phân tích cho rằng các dự án phát triển trong những môi trường như vậy hay khu vực duyên hải đều có rủi ro cao.

Tuy nhiên, với việc nhiều quốc gia không còn khát các khoản vay của Trung Quốc, đã đến lúc quốc gia này cần phải xem xét chiến lược cho các dự án BRI. Mỹ đang dần quay lại với vai trò người dẫn đầu toàn cầu với nhiều dự án tiềm năng để đối trọng với Trung Quốc. Do đó trong thời gian tới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ phải tiếp tục đối mặt với việc nhiều quốc gia xem xét hủy bỏ BRI.

Có thể bạn quan tâm

  • B3W có thể đấu lại BRI?

    B3W có thể đấu lại BRI?

    06:00, 05/07/2021

  • Trung Quốc “bẻ lái” sáng kiến BRI

    Trung Quốc “bẻ lái” sáng kiến BRI

    05:00, 04/07/2021

  • Hủy thỏa thuận BRI, Úc gia tăng căng thẳng với Trung Quốc

    Hủy thỏa thuận BRI, Úc gia tăng căng thẳng với Trung Quốc

    01:32, 23/04/2021

  • Trung Quốc: Sau BRI sẽ là gì?

    Trung Quốc: Sau BRI sẽ là gì?

    07:00, 03/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tương lai mù mịt của BRI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO