Tỷ phú Bao Fan mất tích, ngành công nghệ Trung Quốc rúng động

TRƯỜNG ĐẶNG 23/02/2023 03:00

Sự mất tích của Bao Fan, chủ tịch một ngân hàng có ảnh hưởng trong giới công nghệ và tài chính Trung Quốc, tiếp tục làm dấy lên quan ngại trong giới công nghệ nước này.

Tỉ phú mới nhất mất tích là một người rất có ảnh hưởng trong giới công nghệ và tài chính Trung Quốc

Bao Fan, tỷ phú mới mất tích là một người rất có ảnh hưởng trong giới công nghệ và tài chính Trung Quốc

>>“Mùa đông” của các công ty công nghệ Trung Quốc

Vừa qua, China Renaissance Holdings thông báo họ "không thể liên lạc với Bao Fan (Bao Phàm)" - Chủ tịch kiêm CEO, đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này. Thông tin này khiến giá cổ phiếu của China Renaissance mất tới 50% giá trị.

Sự biến mất khó hiểu của tỷ phú 52 tuổi đã làm rúng động giới công nghệ Trung Quốc, đồng thời khiến các ánh mắt nghi ngờ hướng vào Bắc Kinh khi thực hiện nhiều vụ thanh trừng trong lĩnh vực công nghệ trong các năm qua.

Ông Desmond Shum, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc, đặt câu hỏi: “Liệu sự kiện này có ảnh hưởng lớn hay không? Đối với ngành công nghệ Trung Quốc, đó là một khoảnh khắc rất, rất đáng sợ.” Giới công nghệ Trung Quốc hẳn vẫn chưa quên tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập ra Alibaba đã "vắng bóng" trên thương trường.

Ảnh hưởng của Bao Fan 

Bao Fan khởi đầu sự nghiệp làm nhân viên M&A tại các ngân hàng lớn như Morgan Stanley hay Credit Suisse, sau đó thăng tiến làm trưởng bộ phận chiến lược tại AsiaInfo Technologies, một công ty cung cấp giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp châu Á và được niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq vào năm 2000. Năm 2005, ông thành lập China Renaissance để tập trung vào ngành công nghệ đang bùng nổ.

Có thể nói Bao Fan chính là bộ mặt của ngân hàng và là người trực tiếp đem lại khách hàng cũng như sắp xếp các giao dịch phức tạp đã định hình nên sự thành công của các doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc ngày nay. Các mối quan hệ cá nhân giữa Bao Fan và các nhân vật công nghệ tương lai của Trung Quốc – bao gồm cả Jack Ma - đã được thiết lập từ khi Bao Fan còn làm việc cho Morgan Stanley và Credit Suisse.

Nhờ vai trò của Bao Fan, China Renaissance đã trở thành một tên tuổi lớn trong các dịch vụ M&A, chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) hay quản lý vốn cho các startup công nghệ non trẻ. Khách hàng của China Renaissance là những cái tên đình đám như Tencent, Alibaba và Didi. Những vụ sáp nhập quan trọng trong ngành công nghệ của Trung Quốc, chẳng hạn như tập đoàn giao đồ ăn Meituan và nhà cung cấp xếp hạng nhà hàng Dianping, hay giữa công ty gọi xe Didi và Kuaidi, đều có dấu ấn của tỷ phú 50 tuổi này. Tính đến 2020, tập đoàn này đã tham gia vào khoảng 980 giao dịch với tổng giá trị 146 tỷ USD.

Để tránh cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn nước ngoài như Goldman Sachs hay các ngân hàng nội địa được nhà nước hậu thuẫn như Citic Securities, China Renaissance quyết định chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

>>Vì sao Jack Matừ bỏ quyền kiểm soát Ant Group?

Giới công nghệ lo ngại về một đợt đàn áp mới của chính phủ Trung Quốc

Giới công nghệ lo ngại về một đợt thanh trừng mới của chính phủ Trung Quốc

Nhiều nghi vấn được đặt ra

Dù vậy, chiến dịch thắt chặt quản lý ngành công nghệ của Trung Quốc đã tác động lớn đến công ty của Bao Fan. Doanh thu trong nửa đầu năm 2022 của tập đoàn đã giảm hơn 40% so với một năm trước đó, đẩy tập đoàn từ mức lãi 175 triệu USD trong nửa đầu năm 2021 xuống mức lỗ 22 triệu USD.

Ngoài ra, theo giới quan sát, đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc ngày càng theo sát bước tiến của China Renaissance.

Năm 2017, China Renaissance đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ICBC International, một bộ phận của ngân hàng quốc doanh ICBC. ICBC International đã cung cấp cho ngân hàng này một hạn mức tín dụng trị giá 200 triệu USD với tài sản đảm bảo là các cổ phiếu China Renaissance. Theo thỏa thuận, khoản vay này sẽ được hoàn trả ngay sau khi niêm yết tại Hồng Kông.

Ông Cong Lin, một nhân vật quan trọng trong thương vụ hợp tác với ICBC, sau đó đã gia nhập China Renaissance vào năm 2020 và sau này trở thành Giám đốc bộ phận chứng khoán của công ty. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên China Renaissance thuê lãnh đạo có quan hệ tốt với hệ thống ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm ngoái, Cong bị một cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc yêu cầu đến làm việc. Chỉ 3 ngày sau, Cong bị lực lượng chức năng giam giữ và lặng lẽ rời khỏi các vị trí chủ chốt của công ty.

Theo các chuyên gia, sự biến mất của Bao Fan có thể liên quan đến vụ bắt giữ Cong Lin. Những người khác suy đoán rằng tỷ phú này vướng phải các sai phạm liên quan đến những giao dịch bí ẩn của ông ta trong ngành công nghệ những năm qua. Tuy nhiên, dù với lý do nào, sự việc này cũng là một dấu hiệu u ám khác với giới công nghệ và tài chính Trung Quốc, khi mà các cơ quan giám sát ngân hàng và chứng khoán mới của chính quyền sẽ ra mắt trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Apple rút khỏi kỳ lân công nghệ Trung Quốc

    Apple rút khỏi kỳ lân công nghệ Trung Quốc

    02:55, 02/09/2022

  • Sequoia Capital tiếp tục rót tiền vào startup, bất chấp rủi ro của thị trường công nghệ Trung Quốc

    Sequoia Capital tiếp tục rót tiền vào startup, bất chấp rủi ro của thị trường công nghệ Trung Quốc

    03:10, 22/08/2022

  • Các startup công nghệ Trung Quốc “đói vốn”, buộc phải giảm mức định giá để niêm yết

    Các startup công nghệ Trung Quốc “đói vốn”, buộc phải giảm mức định giá để niêm yết

    04:35, 29/05/2022

  • Giới công nghệ Trung Quốc làm giàu từ dân nông thôn

    Giới công nghệ Trung Quốc làm giàu từ dân nông thôn

    02:13, 12/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tỷ phú Bao Fan mất tích, ngành công nghệ Trung Quốc rúng động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO