UBND huyện thua kiện nhưng không chịu thi hành án (Kỳ 3): UBND tỉnh Bình Phước nói gì?

Hai Hưng - Duy Long- Hương Giang 11/05/2020 05:10

UBND tỉnh Bình Phước cho rằng UBND huyện Đồng Phú vẫn đang thực hiện bản án và hiện tại đã làm đơn kháng nghị. Do đó, sau khi có kết luận Giám đốc thẩm sẽ tiếp tục thực hiện bản án?

Đó là thông tin khẳng định của UBND tỉnh Bình Phước tại văn bản số 1286/UBND-KT về việc phản hồi nội dung thông tin liên quan tới bản án phúc thẩm số 55/2019/HC-PT, ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM, buộc UBND huyện Đồng Phú phải thực hiện nghiêm trong việc cấp sổ đỏ cho người dân, mà Diễn đàn Doanh nghiệp đã phản ánh trước đó.

UBND tỉnh Bình Phước cho rằng UBND huyện Đồng Phú vẫn đang thực hiện và hiện tại đã làm đơn kháng nghị. Do đó, sau khi có kết luận Giám đốc thẩm sẽ tiếp tục thực hiện bản án.

UBND tỉnh Bình Phước cho rằng UBND huyện Đồng Phú vẫn đang thực hiện và hiện tại đã làm đơn kháng nghị. Do đó, sau khi có kết luận Giám đốc thẩm sẽ tiếp tục thực hiện bản án.

Chính quyển sẽ giải quyết…?

Theo đó, ngày 5/5/2020, tại cuộc họp giao ban báo chí, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản số 1286/UBND-KT (sau đây gọi là văn bản 1286), phản hồi nội dung thông tin liên quan đến phản ánh của DĐDN về việc thực hiện bản án phúc thẩm số 55/2019/HC-PT, ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM.

Theo nội dung văn bản 1286, UBND tỉnh Bình Phước cho rằng: Căn cứ theo bản án số 55 và Quyết định số 1600/QĐ-UBND, ngày 1/8/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về việc thu hồi đất do Công ty CP Cao su Đồng Phú quản lý, đồng thời giao cho UBND huyện Đồng Phú xét cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Và hiện UBND huyện Đồng Phú đang thực hiện các thủ tục xét duyệt giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện. Đến nay, UBND huyện Đồng Phú đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 1600/QĐ-UBND, với tổng 490.202,6 m2, gồm 192 thửa, đã tiếp nhận 90 hồ sơ, trong đó giải quyết 79 hồ sơ, 11 trường hợp đang giải quyết. Điều này cho thấy UBND huyện Đồng Phú vẫn đang tiến hành thực hiện chứ không chống lệnh.

"Về cương vị của Chủ tịch tỉnh với vai trò là Trưởng ban thi hành án tại địa phương. Tại các kỳ họp thường trực UBND tỉnh và các cuộc họp giao ban với các ngành địa phương, UBND tỉnh và cá nhân đồng chí Chủ tịch đều chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, UBND huyện khẩn trương thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được cơ quan pháp luật phê duyệt và yêu cầu thực hiện. Đối với bản án số 55 của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM, trong quá trình thực hiện, UBND huyện Đồng Phú nhận thấy có những bất hợp lý tại bản án nên đã làm đơn kháng nghị Giám đốc thẩm một phần của bản án và đã được Viện trưởng VKS nhân dân Tối cao tiếp nhận đơn. Do đó, đối với trường hợp của bà Lan và ông Minh sẽ được xem xét, giải quyết sau khi có kết luận Giám đốc thẩm", văn bản 1286 nêu.

ngày 5/5/2020, tại cuộc họp giao ban báo chí, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản số 1286/UBND-KT, phản hồi nội dung thông tin liên quan đến phản ánh của DĐDN về việc thực hiện bản án phúc thẩm số 55/2019/HC-PT, ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM

Ngày 5/5/2020, tại cuộc họp giao ban báo chí, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản số 1286/UBND-KT, phản hồi nội dung thông tin liên quan đến phản ánh của DĐDN về việc thực hiện bản án phúc thẩm số 55/2019/HC-PT, ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM

Cũng theo nội dung văn bản 1286, về việc cấp GCNQSDĐ cho những hộ dân tại xã Thuận Hải, huyện Đồng Phú vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện. Và để giải quyết nhanh rất cần sự hợp tác của các hộ dân trong việc kê khai xác nhận ranh giới. UBND tỉnh đề nghị các cơ quan báo chí phối hợp thông tin đến các hộ dân có đất liên hệ với các hộ dân để được phục vụ, giải quyết hồ sơ đảm bảo trình tự. Do đó, UBND tỉnh khẳng định không có chuyện “chống lưng” cho UBND huyện Đồng Phú trong quá trình thực hiện bản án về việc cấp GCNQSDĐ cho người dân. UBND tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo UBND huyện Đồng Phú thực hiện và giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn địa phương thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Đáng chú ý, văn bản trả lời là vậy, tuy nhiên trên thực tế, bà Lan và ông Minh vẫn chưa nhận được sổ đỏ theo quyết định của Tòa án. Ngược lại trong quá trình làm việc, chính quyền xã còn trả lời thẳng thắn với ông Minh và bà Lan rằng: "Chỉ làm thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân theo đại trà như các hộ dân khác chứ không thực hiện theo bản án".

Điều đáng nói là, ngoại trừ trường hợp của bà Lan và ông Minh khởi kiện ra tòa và đã thắng kiện nhưng vẫn chưa được thực hiện, thì hàng chục hộ dân vô can, không kiện cáo gì cũng lại phải chung với số phận là bị treo thủ tục và "sổ đỏ" trong suốt thời gian qua. Minh chứng cho việc này là hàng chục hộ dân đã làm đơn tập thể kêu cứu tới các cơ quan chức năng trong suốt thời gian qua nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ. Cuộc sống tạm bợ, không đường đi lối lại (đường chỉ mang tính chất tự mở để đi lại), có đất nhưng không có quyền, có nhà nhưng không được công nhận là thực tế đang diễn ra tại huyện Đồng Phú.

Chống chế… “hành dân”?

Nhận định về bản chất vụ việc cũng như văn bản trả lời của UBND tỉnh Bình Phước cho người dân và báo chí, Luật sư Nguyễn Hải Vân – Giám đốc Công ty luật hợp danh Đông Á, cho rằng: Văn bản trả lời của UBND tỉnh Bình Phước cho báo chí và người dân như vậy là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, về nguyên tắc, sau khi bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM, có hiệu lực thì lập tức UBND huyện phải thi hành ngay, bởi đây là án hành chính, án thi hành ngay sau khi tòa tuyên án.

"Thế nhưng, phải tới 01 năm sau UBND huyện Đồng Phú mới có văn bản kháng nghị Giám đốc thẩm vì cho rằng “có những bất hợp lý tại bản án" và bắt người dân phải chờ đợi sau khi có kết luận của Giám đốc thẩm đối với bản án thì UBND huyện mới thực hiện bản án là chống chế, hành dân…" – Luật sư Vân nói.

Cũng theo Luật sư Vân, theo quy định, UBND huyện có quyền kháng nghị lên Giám đốc thẩm, nhưng không có nghĩa là UBND huyện Đồng Phú tự cho mình cái quyền đó để thay thế hoãn nghĩa vụ thi hành án cho một bản án có hiệu lực. Việc hoãn hoặc tạm dừng thi hành án khi và chỉ khi: “Có quyết định hoặc kết luận bằng văn bản của giám đốc thẩm về việc dừng thi hành án”.

UBND tỉnh Bình Phước và UBND huyện Đồng Phú khẳng định việc cấp GCNQSDĐ cho những hộ dân tại xã Thuận Hải Huyện Đồng Phú vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện. Tuy nhiên hàng chục hộ dân vẫn làm đơn cầu cứu vì tới nay vẫn chưa được cấp sổ, mặc dù khoogn thuộc trường hợp nằm trong bản án.

UBND tỉnh Bình Phước và UBND huyện Đồng Phú khẳng định việc cấp GCNQSDĐ cho những hộ dân tại xã Thuận Hải Huyện Đồng Phú vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện. Tuy nhiên hàng chục hộ dân vẫn làm đơn cầu cứu vì tới nay vẫn chưa được cấp sổ, mặc dù không thuộc trường hợp nằm trong bản án.

Căn cứ vào nội dung và thủ tục giám đốc thẩm vụ án hành chính theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hành chính là: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Trường hợp, hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn hoãn không quá 3 tháng.

“Do đó, việc tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ có thể được quyết định cùng với việc kháng nghị hoặc sau khi đã kháng nghị. Việc tạm đình chỉ thi hành án có thể được quyết định ngay trong kháng nghị hoặc bằng quyết định riêng. Nếu chưa có quyết định tạm đình chỉ thi hành án thì bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được tiếp tục thi hành”, Luật sư Vân phân tích.

"Căn cứ theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định số: 71/2016/NĐ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Trường hợp người phải thi hành án không sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri, không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự lập biên bản về việc người phải thi hành án không chấp hành án, đồng thời thực hiện quyền theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định này" - Luật sư Vân nêu.

Nghị định số: 71/2016/NĐ-CP quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Chương III, Mục 1:

Điều 20. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành án hành chính:

1. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25 và Điều 26 Nghị định này.

2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức vi phạm trong thi hành án hành chính chưa được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.

3. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Kết quả xử lý kỷ luật được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm.

Điều 21. Khiển trách:

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

1. Chậm thi hành án.

2. Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.

4. Từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình, kết quả thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này.

5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.

6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Điều 22. Cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

1. Có hành vi quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định này và gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

2. Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.

3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

4. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định này.

5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Điều 23. Hạ bậc lương

Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

1. Có hành vi quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định này và gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều 24. Giáng chức

Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

1. Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 25. Cách chức

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

1. Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng.

2. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.

3. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 26. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

1. Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.

Mục 2.

Điều 27. Xử phạt vi phạm hành chính

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cố ý không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm.

Điều 28. Truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Người nào có hành vi không thi hành án, không chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong thi hành án hành chính.

Điều 29. Trách nhiệm vật chất

Người phải thi hành án trong quá trình thi hành án mà gây ra thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
UBND huyện thua kiện nhưng không chịu thi hành án (Kỳ 3): UBND tỉnh Bình Phước nói gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO