Ukraine sốt sắng muốn "tiếp bước" Phần Lan gia nhập NATO

Diendandoanhnghiep.vn Trước việc Phần Lan gia nhập NATO, Ukraine đang tỏ ra sốt sắng với kế hoạch sớm gia nhập liên minh quân sự này.

Ukraine đang nóng lòng gia nhập NATO

>> Toan tính của Nga khi triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus

Có mặt tại Brussels trong ngày Phần Lan chính thức trở thành thành viên NATO, đại diện Ukraine tuyên bố: “Ukraine đang hướng tới mục tiêu tương tự - trở thành thành viên đầy đủ của NATO”. Thế nhưng, phản ứng của các quan chức trụ cột có thể khiến Kiev phải lo lắng.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly thẳng thắn nói rằng “bây giờ không phải lúc” bàn bạc các chi tiết về việc Ukraine gia nhập NATO: “Rõ ràng, đã có những cam kết lâu dài về việc cung cấp cho Ukraine cơ hội trở thành thành viên NATO. Tuy nhiên, ưu tiên hiện tại là củng cố khả năng tự vệ của họ”, ông James Cleverly nhấn mạnh.

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, cũng né tránh đề cập đến một con đường hoặc mốc thời gian cụ thể cho Ukraine gia nhập NATO. Ông cho rằng NATO cần đầu tư dài hạn để nâng cao năng lực cho Ukraine sẵn sàng cho khả năng gia nhập trong tương lai. Điều đó bao gồm hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực quốc phòng, giúp quân đội nước này chuyển đổi sang các tiêu chuẩn phương Tây.

Vì sao lại có sự thay đổi này, khi trước đây kết nạp Ukraine là một trong những ưu tiên hàng đầu của NATO?

Thứ nhất, NATO đang ngày càng “chùn chân” trước sự quyết liệt của Nga nhằm ngăn cản triển vọng này. Như nhiều chuyên gia phân tích, sự quyết tâm của Moscow trong vấn đề Ukraine lớn hơn quyết tâm của Mỹ và phương Tây, khi an ninh quốc gia của Nga gắn liền với đường lối chính trị của Kiev.

Nga đã dồn toàn lực để giành mọi lợi thế trong chiến sự Nga- Ukraine, bất chấp điều này gây cho Moscow những hậu quả lớn về kinh tế và xã hội. Trong động thái mới nhất, Nga tuyên bố sẽ chuyển những tên lửa hạt nhân chiến thuật sang nước láng giềng Belarus. Dù không có nhiều khả năng sử dụng loại tên lửa này trong chiến sự Nga- Ukraine, nhưng tuyên bố của Nga là rõ ràng: họ sẵn sàng làm tất cả để ngăn cản Ukraine gia nhập NATO.

Dù mới kết nạp thêm Phần Lan và giúp biên giới của các nước thành viên NATO với Nga tăng thêm hơn 1.300km, nhưng sẽ là không khôn ngoan khi NATO tiếp tục "chọc giận" Nga trong vấn đề Ukraine để khơi mào một cuộc chiến tranh hạt nhân. Khác với Phần Lan, Ukraine là một vấn đề vô cùng nhạy cảm với Moscow trong suốt chiều dài lịch sử. 

Ông Zelensky sẽ phải đau đầu tìm cách lấy thêm lòng tin từ Mỹ và phương Tây

Ông Zelensky sẽ phải đau đầu tìm cách lấy thêm lòng tin từ Mỹ và phương Tây

Thứ hai, các nước Tây Âu và Mỹ dường như đang ngày càng quan ngại về khả năng sớm kết thúc chiến tranh và giành chiến thắng của Ukraine, bất kể họ đã dành cho Kiev những hậu thuẫn khổng lồ về vũ khí và chính trị.

Giới chuyên gia cho rằng, cuộc phản công sắp tới của Ukraine là vô cùng quan trọng, sẽ giúp định hình lại thái độ của Mỹ và phương Tây trong ủng hộ Ukraine.

“Điểm mấu chốt trong mắt giới tinh hoa Washington là Ukraine phải giành được vùng đất đáng kể trong cuộc tấn công sắp tới”, ông Cliff Kupchan, Chủ tịch của tập đoàn tư vấn Eurasia Group, cho biết.

Thế nhưng, lực lượng Ukraine - vốn bị bào mỏng bởi các đợt tấn công đơn lẻ của phía Nga - chưa chắc có thể đánh bại được các lớp phòng thủ vững chắc mà Nga đã xây dựng suốt nhiều tháng qua ở miền Đông, kể cả khi họ có khí tài hiện đại của phương Tây.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev sắp phản công lớn ở phía Đông?

Mới đây, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ nói với New York Times, rằng ngân sách hỗ trợ quân sự cho Ukraine dự kiến sẽ cạn kiệt vào khoảng tháng 9/2023. Thậm chí, các đợt cấp đạn pháo và tên lửa mới nhất được gửi đến Ukraine là “nỗ lực cuối cùng”.

Dù không có dấu hiệu nào cho thấy đó là “nỗ lực cuối cùng” thực sự, nhưng đó là tín hiệu cảnh báo rằng Ukraine cần suy tính cẩn thận trong chiến lược quân sự của mình, bởi hỗ trợ từ phương Tây không phải là vô hạn.

Chưa kể, giới quân sự Mỹ nhiều tháng qua đã không hài lòng trước việc Ukraine tiêu tốn nhiều đạn dược và binh sĩ trong phòng thủ tại thành phố Bakhmut - nơi mà theo Mỹ là có “ít giá trị về chiến lược”. Sự khác biệt về tư duy quân sự khiến chính quyền Mỹ lo ngại họ không thể kiểm soát tình hình và sẽ “sa lầy” vào một cuộc chiến hao người tốn của nữa.

Do đó, triển vọng gia nhập NATO của Ukraine trở thành một vấn đề gây “tiến thoái lưỡng nan” cho Mỹ và châu Âu. Không thể từ chối, NATO chỉ còn cách “nói khéo” với Ukraine để kéo dài thời gian suy tính và chờ đợi các diễn biến tiếp theo.

Sự ủng hộ Kiev sớm gia nhập NATO hiện nay chỉ tới từ các quốc gia sườn Đông, như Latvia hay Estonia. Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu nhấn mạnh, NATO cần “xác định một lộ trình rõ ràng về con đường Ukraine gia nhập NATO”, gợi ý hội nghị thượng đỉnh của liên minh vào năm 2024 có thể là một cột mốc.

Thế nhưng hiện tại, tiếng nói của các nước này là không đủ để thuyết phục các quốc gia trụ cột của NATO sớm đưa ra quyết định về vấn đề này. Do đó, Kiev có lẽ sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian dài nữa trước khi nghĩ đến chuyện tiếp bước Phần Lan.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ukraine sốt sắng muốn "tiếp bước" Phần Lan gia nhập NATO tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714329376 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714329376 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10