Ở hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM, chuyện tắc đường không còn xa lạ.
Chính Bí thư Thành ủy Hà Nội đã phải thốt lên: “Thảm họa giao thông đến gần mà không biết làm thế nào?”.
Trong suốt mấy năm qua trên Facebook, trên các diễn đàn, trên báo chí, việc tranh luận giữa việc hạn chế xe máy, hạn chế ô tô, hạn chế phương tiện cá nhân với việc phát triển giao thông công cộng: tăng cường xe bus, thử nghiệm xe bus BRT, xây dựng đường sắt trên cao, metro… trở lên hết sức nóng bỏng và dường như nhóm bảo vệ phương tiện giao thông cá nhân, phê phán việc quy hoạch đô thị yếu kém, xây nhiều nhà cao tầng nội đô, quy hoạch, quản lý, điều hành giao thông yếu kém đang thắng thế.
Thế nhưng có một thực tế là cả Hà Nội và TP HCM, tình trạng tắc đường ngày càng nặng nề hơn, bất chấp những nỗ lực làm cầu vượt, làm hầm chui, mở thêm đường mới, mở rộng đường cũ, làm đường trên cao của ngành giao thông.
Nếu hệ thống metro, đường sắt trên cao không nhanh chóng đưa vào hoạt động và hệ thống xe bus, xe bus BRT không phát triển mạnh mẽ thì việc người dân Hà Nội, TP HCM mỗi ngày mất 90 phút đến 120 phút để đi từ nhà đến cơ quan và cũng mất 90 phút đến 120 phút nữa để đi từ cơ quan về nhà chắc chắn không còn xa nữa.
Như nhà văn Lỗ Tấn đã nói: “Trên Trái đất xưa kia làm gì có đường, người ta đi mãi rồi cũng thành đường”, thế nên giải pháp tốt nhất ở Hà Nội và TP HCM theo tôi là:
Lãnh đạo các cấp cần tin rằng: “Cứ đi rồi sẽ thành đường”, cứ kiên quyết duy trì luật lệ giao thông, làm sao để đi xe bus, đi metro, đi tàu đường sắt gấp 3-4 lần đi xe máy thì chắc chắn người dân Hà Nội, TPHCM sẽ dần thay đổi thói quen đi xe máy, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn xe máy trong nội đô.
Hãy thực hiện bằng được phương châm: “Cứ đi rồi sẽ thành đường”, đừng để tình trạng: “Có đường rồi mà đi mãi vẫn không thành”.
Không thể nào để tình trạng giao thông ở Hà Nội, TP HCM mãi là “kỳ quan của thế giới” như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 06/04/2020
11:04, 17/01/2020
11:00, 09/10/2019
11:58, 29/09/2019