Mới đây, Zalo AI Hackathon với đề bài phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” đã thu hút sự tham gia của hơn 150 kĩ sư trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
Vừa qua, những sản phẩm và ấn phẩm thể chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” liên tục xuất hiện và được phát tán ở Việt Nam thông qua nhiều kênh khác nhau khiến cho dư luận trong nước phẫn nộ.
Tuy tòa trọng tài quốc tế đã bác bỏ “đường lưỡi bò” vào năm 2016, Trung Quốc vẫn bỏ ngoài tai phán quyết của tòa và cố gắng chứng minh chủ quyền phi pháp của mình thông qua các “chính sách mềm”, tuyên truyền cho lập luận này bằng kinh tế, văn hóa và giải trí…
Đặc biệt, đưa hình ảnh “đường lưỡi bò” vào trong các ấn phẩm xuất khẩu sang Việt Nam là một trong những cách hay dùng của Trung Quốc.
Tuy vậy việc phát hiện “đường lưỡi bò” trong vô số các sản phẩm và ấn phẩm từ Trung Quốc là một bài toán vẫn chưa có lời giải tối ưu. Nếu chỉ dựa vào cơ quan kiểm duyệt, kiểm soát nội dung hình ảnh bằng cách thông thường, khả năng để lọt nội dung phi pháp sau kiểm duyệt là rất cao.
Hơn thế nữa, việc người dân không trang bị đầy đủ kiến thức cũng góp phần làm cho các nội dung này được lan truyền rộng rãi.
Theo nhiều chuyên gia, nếu không cảnh giác và tăng cường các biện pháp hữu hiệu để phổ cập thông tin, đồng thời kiểm soát và ngăn chặn thì hình ảnh “đường lưỡi bò” sẽ âm thầm len lỏi vào cuộc sống hằng ngày.
Là một hoạt động trong chuỗi sự kiện về trí tuệ nhân tạo do Zalo tổ chức, bên cạnh Zalo AI Summit và Zalo AI Challenge, Zalo AI Hackathon đã quy tụ 70 đội thi gồm hơn 150 thí sinh, để cùng nhau tìm ra giải pháp phát hiện “đường lưỡi bò” phi pháp bằng AI.
Zalo AI Hackathon 2019 quy tụ các anh tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết bài toán “đường lưỡi bò”
Tận dụng khả năng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực thị giác máy tính (computer vision), các đội tham dự Zalo AI Hackathon được yêu cầu phải tạo ra một thuật toán tối ưu nhất để giải quyết bài toán phát hiện và khoanh vùng “đường lưỡi bò” trên các nội dung hình ảnh.
Theo ban tổ chức, 24 giờ lập trình là thời gian khá ngắn ngủi để các đội thi có thể đưa ra giải pháp hoàn thiện để giải quyết bài toán trên.
Có thể bạn quan tâm
02:02, 11/11/2019
09:21, 10/11/2019
05:45, 09/11/2019
17:06, 06/11/2019
19:18, 05/11/2019
Điểm đáng mừng là các đội cũng đã tạo ra mô hình AI có thể phát hiện được “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc thi không chỉ dừng lại ở việc tìm ra đội thắng cuộc mà muốn mang đến cảm hứng mới, cổ vũ cộng đồng kĩ sư AI ở Việt Nam nghĩ nhiều hơn đến việc dùng trí tuệ nhân tạo để giải quyết những vấn đề hiện hữu, tồn đọng trong cuộc sống.
Chia sẻ tại lễ trao giải diễn ra trong khuôn khổ Zalo AI Summit 2019, kĩ sư trẻ Nguyễn Quán Anh Minh, đại diện đội quán quân của Zalo AI Hackathon cho biết giải pháp của các đội thi tạo ra ít nhiều sẽ có lợi cho cộng đồng khi được ứng dụng thực tế.
Sau cuộc thi, Anh Minh cùng với đồng đội của mình sẽ tiếp tục hoàn thiện thuật toán phát hiện “đường lưỡi bò” và mong muốn sẽ có cơ hội trực tiếp triển khai trong tương lai.
Đại diện AIOZ, Nguyễn Quán Anh Minh trình bày giải pháp đã mang lại chiến thắng dành cho đội
Các đội thi xuất sắc nhất của Zalo AI Hackathon 2019
Khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Zalo không chỉ tích cực nghiên cứu, ứng dụng AI vào các sản phẩm AI-first của riêng mình, mà còn luôn chú trọng việc khuyến khích cộng đồng AI Việt sử dụng tài năng của mình để giải quyết các bài toán thiết thực của người Việt.