Uống rượu, bia ngày Tết: “Vui thôi, đừng vui quá”

Diendandoanhnghiep.vn Rượu, bia là thức uống truyền thống trong mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên, nhiều người do “vui quá chừng” trong ngày Tết đoàn viên nên đã biến ngày sum họp trở thành những chuỗi ngày “bi kịch”…

ihhihihi

Những ngày Tết là khoảng thời gian vô giá để ông bà, cha mẹ, con cháu quây quần, đoàn viên. Với rất nhiều gia đình, Tết thực sự là niềm vui, niềm hạnh phúc đong đầy. Ảnh minh họa

Tết Nguyên đán là một dịp đặc biệt của người Việt. Sau 365 ngày cuốn vào guồng quay lao động, làm việc để sinh kế và tồn tại, những ngày Tết là khoảng thời gian vô giá để ông bà, cha mẹ, con cháu quây quần, đoàn viên. Với rất nhiều gia đình, Tết thực sự là niềm vui, niềm hạnh phúc đong đầy. Nhưng cũng có không ít gia đình, Tết bỗng dưng trở thành nỗi buồn, thậm chí là tang tóc, đau thương đến tột cùng.

Và tác nhân gây ra nỗi sầu thảm không mong muốn ấy chính là “sát thủ vô hình” mang tên rượu, bia. Bởi nhiều cái Tết gần đây, chỉ vì “ma men” mà xảy ra các vụ xô xát, ẩu đả, đánh nhau, tai nạn giao thông khiến không ít người bị thương tích, tử vong…

Nhiều bài học đắt giá từ việc uống rượu bia quá chén dịp Tết, gây tai nạn thương tâm, nhưng trong những cuộc vui ngày Tết, dường như tất thảy đều bị cố tình quên. Các vụ tai nạn giao thông trong dịp Tết có thể tăng 30 đến 40% so ngày thường, nguyên nhân phần lớn do việc lạm dụng rượu bia, cộng với ý thức của người tham gia giao thông kém, không đội mũ bảo hiểm, một bộ phận thanh, thiếu niên phóng nhanh vượt ẩu.

Theo kết quả nghiên cứu nhiều năm gần đây, tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trong số những ca cấp cứu do tai nạn, thương tích ngày Tết, số người bị tai nạn giao thông chiếm tới 60 đến 70%. Một tỷ lệ lớn trong số trường hợp tai nạn giao thông này có nguyên nhân từ việc uống rượu bia quá chén. Nên nói thêm, những người sử dụng rượu bia bị tai nạn có mức độ thương tật thường khá nặng, rất khó khăn khi cấp cứu, do thuốc điều trị bị mất tác dụng.

Còn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng cho biết, theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 40% số nạn nhân tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện có vi phạm nồng độ cồn gây ra. Ở đây tỷ lệ phụ nữ Việt Nam biết uống rượu và uống thường xuyên rất thấp, trong khi thống kê, phần lớn đàn ông đều có sử dụng bia rượu, tỷ lệ uống nhiều và thường xuyên rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày, ở nước ta có khoảng 22 người chết do tai nạn giao thông. Mặc dù quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã được đưa vào Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên cũng giống như quy định đội mũ bảo hiểm, việc tuyên truyền, phòng chống vi phạm nồng độ cồn hiệu quả chưa cao do thói quen, tập quán uống rượu bia của người dân khá phổ biến. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 2,7 tỷ lít bia và 350 triệu lít rượu.

>>Lạm dụng rượu bia - đừng “ngụy biện” là… “văn hóa”!

hihihih

Có không ít gia đình, Tết bỗng dưng trở thành nỗi buồn, thậm chí là tang tóc, đau thương đến tột cùng. Ảnh minh họa

Tết Nguyên đán là khoảng thời gian nhiều người kín lịch để mừng xuân năm mới cùng đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm. Đây cũng là thời điểm nhiều người mệt mỏi vì những chai rượu, chai bia liên tục được khui, những cuộc “ép uống” không lối về nhưng không dễ để từ chối.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, rượu bia là đồ uống không thể thiếu mỗi khi Tết đến. Nhưng Tết cũng là thời điểm nhiều người ép nhau uống rượu, nhằm đánh giá phong độ, xem ai hơn ai. Tuy nhiên khi bị chỉ trích, họ lại vin vào lý do "nam vô tửu như kỳ vô phong", rồi cho rằng đó là văn hóa truyền thống nhằm ngụy biện cho sự ham nhậu, bê tha.

Ông Vĩ cho rằng, văn hóa là những thứ đem tới lợi ích, kỳ vọng hạnh phúc hay lý tưởng chân thiện mỹ cho cộng đồng và con người. Còn như sa đà nhậu nhẹt, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực, thậm chí vi phạm pháp luật vì bia rượu là hành vi phi văn hóa.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định câu "rượu bất khả ép nhưng ép bất khả từ" là ngụy biện của những người đi ép rượu.

Nhiều khi họ không quan tâm tới những lý do người khác đưa ra như phải kiêng rượu vì đang uống thuốc, tửu lượng kém, không biết uống… Nhiều khi bụng rỗng, chưa ăn gì những vẫn phải chào mâm bằng đôi ba chén rượu. Điều đó phản khoa học và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trao đổi về câu chuyện này, vị chuyên gia chỉ nói thêm rằng: “Rất buồn là xã hội hiện đại vẫn còn những người ép rượu nhau. Chuyện gặp gỡ trong năm mới nên có, các tổ chức, cá nhân có thể gặp gỡ nhưng để vui, chứ không phải để ép rượu xong cuối cùng sinh ra tai nạn giao thông. Vậy cuối cùng là ép nhau vào chỗ chết? Văn hóa này hoàn toàn không tốt!”

Suy cho cùng, vẫn biết, ngăn chặn việc uống rượu bia, nhất là trong dịp Tết rất khó, nhưng để bảo đảm an toàn tính mạng cho chính mình và người khác, mỗi người cần nâng cao ý thức tự kiềm chế bản thân, biết vui có chừng, dừng đúng lúc trong cuộc vui. Nếu đã say xỉn, tuyệt đối không tham gia giao thông để tránh hậu quả cho gia đình, bản thân và xã hội.

Và cũng có thể nhiều người sẽ nghĩ đây là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng nếu nói mãi chưa chuyển biến thì nói nữa vẫn không thừa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Uống rượu, bia ngày Tết: “Vui thôi, đừng vui quá” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714346508 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714346508 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10