Vai trò của Blockchain trong thanh toán xuyên biên giới

DIỄM NGỌC 08/11/2022 12:00

Trung Quốc thừa nhận công nghệ sổ cái phân tán (DLT) không quá hoàn hảo cho một hệ thống thanh toán xuyên biên giới, nhưng nó đã được chứng minh là có lợi khi có rất nhiều bên tham gia.

>>Doanh nghiệp Trung Quốc không mặn mà với Nhân dân tệ kỹ thuật số

Mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) không nhắc nhiều về vai trò của Blockchain đối với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY), nhưng dường như công nghệ sổ cái phân tán (DLT) đang đóng một vai trò trung tâm trong quá trình quốc tế hóa chậm chạp của đồng Nhân dân tệ.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn vượt xa các nền kinh tế lớn khác trong việc thử nghiệm CBDC, khi đẩy mạnh phát triển eCNYp/(ảnh: Shutterstock)

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn vượt xa các nền kinh tế lớn khác trong việc thử nghiệm CBDC, khi đẩy mạnh phát triển eCNY (ảnh: Shutterstock)

Theo SCMP đưa tin, trong cuộc thảo luận của nhóm FinTech Week về mBridge - dự án tiền tệ kỹ thuật của số ngân hàng trung ương xuyên biên giới (CBDC) lớn nhất, ông Mu Changchun, giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số của PBoC đã giải thích cách nền tảng được thiết kế để cho phép các ngân hàng trung ương tham gia. Điều đó thể hiện họ đã thiết lập hệ thống CBDC trong nước của riêng mình và phủ nhận nhu cầu về ngoại hối bằng đồng USD.

“Người dùng cũng có thể áp dụng các hệ thống thanh toán truyền thống như RTGS (tổng thanh toán theo thời gian thực) hoặc FPS (hệ thống thanh toán nhanh hơn), các ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ có thể phát hành CBDC của riêng họ trên mBridge, mà không cần thiết lập hệ thống CBDC của riêng mình. Ví dụ, mBridge CBDC có thể được phát hành với cùng một số tiền được trích từ tài khoản ngân hàng liên quan hoặc tài khoản dự trữ trong hệ thống RTGS”, ông giải thích.

Ông Mu Changchun cũng nói thêm, mặc dù DLT không quá hoàn hảo cho một hệ thống thanh toán xuyên biên giới, nhưng nó đã được chứng minh là có lợi khi có rất nhiều bên tham gia. Để giải quyết các vấn đề không đồng nhất hoặc các vấn đề ủy thác, DLT là lựa chọn hoàn hảo để có thể tự quản lý.

Có thể thấy, mBridge là một dự án hợp tác giữa PBoC, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), Ngân hàng Thái Lan, Ngân hàng Trung ương Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Trung tâm Đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Hồng Kông. Đây là một thử nghiệm được theo dõi chặt chẽ vì là hoạt động sử dụng Blockchain quy mô lớn duy nhất để giải quyết các khoản thanh toán quốc tế.

Vào tháng 9 năm nay, PBoC cho biết, thử nghiệm mBridge diễn ra từ ngày 15/8 đến ngày 23/9 đã tiếp nhận 20 ngân hàng thương mại chuyển 150 triệu Nhân dân tệ (22 triệu đô la Mỹ) qua 160 khoản thanh toán và 80 triệu Nhân dân tệ kỹ thuật số đã được phát hành vào nền tảng.

Thành công của mBridge được coi là con đường khả dĩ để Bắc Kinh thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Mục tiêu này từ lâu đã bị cản trở bởi các biện pháp kiểm soát vốn trong nước chặt chẽ, giúp giảm nguy cơ dòng vốn tháo chạy nhưng lại khiến đồng Nhân dân tệ trở nên ít hữu ích hơn đối với ngoại hối. Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ đã đạt gần 30% vào tháng 8/2022, tăng so với mức dưới 20% của hai năm trước.

>>Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể đã đạt đến “điểm nghẽn”

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn vượt xa các nền kinh tế lớn khác trong việc thử nghiệm CBDC, khi đẩy mạnh phát triển eCNY ngay sau khi Facebook thông báo sẽ sớm ra mắt đồng Libra vào năm 2019, sau này được đổi tên thành Diem trước khi bị ngừng hoạt động vĩnh viễn.

Tuần trước, những người tham gia mBridge đã đưa ra một báo cáo về các bài học kinh nghiệm từ cuộc thử nghiệm vào tháng 8. Trong đó, Hồng Kông tuyên bố nới lỏng các hạn chế đối với tài sản kỹ thuật số, khi tìm cách tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực này. Thời điểm các hạn chế đi lại bị áp dụng chặt chẽ bởi Covid-19 và sự không chắc chắn về quy định ở Hồng Kông, nhiều sự chú ý hơn đã đổ dồn vào các thị trường như Singapore và Dubai - những thị trường sớm mở cửa trở lại cho khách du lịch và được coi là thân thiện hơn với ngành công nghiệp tiền điện tử.

Theo Nelson Chow, Giám đốc Fintech của HKMA khi họ tham gia vào dự án mBridge, HKMA cũng đã và đang làm việc trên đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, nhưng việc sử dụng bán lẻ (tương tự cách eCNY được chỉ định sử dụng ở một số thành phố) vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể áp dụng.

“Sẽ mất vài năm vì cả lý do kỹ thuật và pháp lý để tung ra đồng đô la Hồng Kông kỹ thuật số (eHKD). Chúng tôi phải đảm bảo rằng nó an toàn, lành mạnhvà có khả năng phục hồi. Một khía cạnh khác thực sự quan trọng nữa là pháp lý. Chúng tôi phải tiến hành thay đổi luật pháp và đảm bảo rằng đồng đô la Hồng Kông điện tử này phù hợp với mục đích của mình”, ông nói.

Giám đốc Fintech của HKMA cũng mô tả ba giai đoạn phát triển của một eHKD gồm: thiết lập các yêu cầu kỹ thuật; thí điểm; và triển khai. “Hy vọng rằng giai đoạn thứ nhất và thứ hai sẽ trang bị cho chúng tôi đủ trưởng thành để đi vào giai đoạn ba một cách nhanh chóng”.

Như vậy, báo cáo của mBridge đã nêu bật các vấn đề pháp lý cần thiết và lưu ý có thể cần những thay đổi về quy định để đạt được sự rõ ràng, đầy đủ. Trong cuộc thảo luận của ban hội thẩm mBridge, ông Mu Changchun cũng trích dẫn từ một phần của báo cáo nhấn mạnh quyền tự chủ của các khu vực pháp lý tham gia. Cách tiếp cận mô-đun của nền tảng, cho phép các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ tham gia xác nhận, điều chỉnh cũng như mở rộng chức năng theo các yêu cầu khác nhau, nhằm mục đích hỗ trợ quyền tự chủ của từng khu vực pháp lý trong việc triển khai áp dụng nền tảng.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể đã đạt đến “điểm nghẽn”

    05:53, 14/10/2022

  • Nhân dân tệ kỹ thuật số ngày càng tiến xa?

    12:30, 01/06/2022

  • Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số cộng sinh với Alipay và WeChat Pay

    05:15, 19/02/2022

  • Nhân dân tệ kỹ thuật số đang hiện diện tại Olympic Bắc Kinh 2022 ra sao?

    05:00, 10/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vai trò của Blockchain trong thanh toán xuyên biên giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO