Không chỉ dừng ở việc kiến tạo một không gian đô thị thuần túy, Bitexco muốn định hình tạo nên văn hoá giao thương hiện đại cho cộng đồng.
Những không gian giao thương có khởi nguồn là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán qua lại giữa người với người, dần mở rộng quy mô và trở thành nơi kết tinh văn hoá của mỗi vùng đất. Tại Việt Nam, dẫn chứng sống động nhất của văn hóa giao thương kiểu mẫu chính là khu phố cổ Hà Nội - “36 phố Hàng”.
Mùa xuân năm 1010, trong chiếu dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về Đại La, đặt tên thành là Thăng Long, vua Lý Thái Tổ viết: Vùng đất thiêng Thăng Long là nơi "bốn phương tụ họp, đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời".
Với sứ mệnh lịch sử của mình, thành Thăng Long đã trở thành nơi ở của vua và các quan. Đông đảo thương nhân và thợ thủ công lành nghề nhất quây quần ngay bên ngoài thành, tạo nên những phường nghề và hệ thống chợ, chuyên buôn bán, trao đổi hàng hóa. Không chỉ vậy, người xưa tới chợ còn để thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, chia sẻ về cuộc sống thường ngày, hay thông tin bên trong hoàng thành.
Theo thời gian, nơi đây hình thành hàng trăm chợ to nhỏ, tạo nên một vùng sầm uất, nhộn nhịp "36 Phố Hàng". Mỗi tuyến phố bày bán chung một mặt hàng với những cái tên như Hàng Cót, Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng Quạt, Hàng Gà... Tại đây, dù là nơi bán buôn nhưng yếu tố cạnh tranh lại không đậm nét bằng đặc trưng tương trợ lẫn nhau của cộng đồng thương nhân.
“Không khí bán buôn nơi phố cổ tấp nập quanh năm, không nơi nào sánh được. Người mua kẻ bán có sự tin tưởng nhau. Đôi khi, người mua không cần vốn, chỉ cần gọi điện là có người mang tới, ghi sổ, bán xong mới gửi tiền” - ông Nguyễn An, một cư dân trên phố Hàng Hòm cho hay.
Không quá khi nói rằng, văn hoá giao thương của "36 Phố Hàng" là một giá trị quan trọng làm nên "chất" Hà Nội, bên cạnh mạng lưới tuyến phố cổ, lễ hội, tín ngưỡng dân gian, tri thức ứng xử xã hội. Nhiều chuyên gia nước ngoài cho biết, điều hấp dẫn họ nhất ở phố cổ là nhịp sống tấp nập, đa sắc màu mà họ không thấy ở đâu. Văn hóa bán buôn trên đất Kinh Kỳ nổi bật với những bí quyết riêng, dựa vào chữ tín đa văn hoá và có tính toàn vẹn với mạng lưới tuyến phố chuyên danh.
Cùng với tiến trình hội nhập, phố cổ Hà Nội của hôm nay quy tụ muôn hình vạn trạng các hình thức kinh doanh, từ những nhà thuốc gia truyền ở phố Lãn Ông, đến những cửa hàng lưu niệm trên phố Tạ Hiện, với những quán bar, pub náo nhiệt đêm ngày. Bên trong bầu không khí náo nức ấy là môi trường sống ngày càng nêm chặt.
Sức hấp dẫn của trung tâm phố cổ khiến mỗi một nhà trở thành nơi chốn sinh nhai của nhiều thế hệ gia đình, cha truyền con nối, nên sau này mỗi một số nhà có thể là nơi ở của hàng chục hộ. Những gia đình đa thế hệ cùng sinh sống dưới mái nhà vẻn vẹn vài chục mét vuông, với không gian sống xập xệ, cũ kĩ. Họ bám trụ với nơi đây không chỉ vì mảnh đất tổ tiên để lại, mà còn bởi mục đích muốn lưu giữ món nghề gia truyền - như ông Phạm Văn Quang trên phố Hàng Quạt, hơn 40 năm nay vẫn cặm cụi, miệt mài với nghề làm khuôn bánh thủ công truyền thống là một ví dụ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít cư dân phố cổ đã lựa chọn rời xa lõi nội đô, chuyển tới những khu đô thị có không gian sống rộng rãi, khang trang hơn, dù vẫn nhớ nhung và nuối tiếc nếp sinh hoạt rộn ràng, hào nhoáng nơi phố cổ.
Với mong muốn lưu giữ và nâng tầm tinh hoa văn hóa giao thương của mảnh đất Kinh Kỳ, Bitexco dành trọn tâm huyết kiến tạo khu đô thị The Manor Central Park với quy hoạch mở hài hòa giữa giá trị cũ và mới, truyền thống và hiện đại nơi cửa ngõ Tây Nam Hà Nội.
Không thuần túy tạo nên không gian sống sang trọng chuẩn mực, tạo lập một môi trường thương mại lý tưởng, khu đô thị còn hướng đến mục tiêu lâu dài và bền vững hơn là xây dựng nên văn hóa giao thương hiện đại trong một cộng đồng thịnh vượng.
Từ nguồn cảm hứng về những "Phố Hàng" xưa nhưng phát triển không gian vừa tiện lợi cho cho kinh doanh, vừa đủ riêng tư cho sinh hoạt gia đình. Các dãy nhà phố thương mại tại đây được thiết kế hai cửa trước - sau: cửa trước gắn liền với mặt tiền chính để kinh doanh, cửa sau cùng mặt còn lại để gia chủ đi - về, thuận tiện cho sinh hoạt thường nhật của gia đình. Mỗi sản phẩm được thiết kế hiện đại, linh hoạt, đáp ứng gu thẩm mỹ, phong cách sống của đa dạng khách hàng.
Các tuyến phố và đường nội khu đan cắt liên tục mang tới không gian giao thương rộng mở cho cư dân và du khách thập phương. Quy hoạch mở thông minh không có tường bao ngăn cách nội - ngoại khu giúp cư dân vừa có không gian riêng tư, vừa dễ dàng giao lưu cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và kinh doanh.
Với những nỗ lực và tâm huyết kiến tạo của Bitexco, chắc chắn The Manor Central Park sẽ trở thành một "bất động sản điểm đến" kết tinh văn hóa giao thương hiện đại, mở ra một “kỷ nguyên mới của Hà Nội 36 phố phường”.
“Văn hóa giao thương tại The Manor Central Park sẽ không chỉ là bản sắc riêng của cộng đồng kinh doanh, mà còn là sự định hình và tạo nên xu hướng kinh doanh văn minh trong cộng đồng đẳng cấp. Đó là tinh thần mà Bitexco hướng đến khi phát triển khu đô thị” - ông Phan Lê Khôi, Giám đốc Marketing Bitexco JSC chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
An cư lạc nghiệp tại Khu Phố Đông The Manor Central Park
11:20, 26/06/2021
Kinh tế tuần hoàn - “kim chỉ nam” của chuỗi đô thị cao cấp The Manor
08:30, 25/06/2021
The Manor Central Park thu hút nhà đầu tư ở điểm gì?
16:00, 17/08/2020
ĐỀ CỬ DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2020: Không gian sống xanh The Manor Central Park
16:28, 06/07/2020
Bitexco lên tiếng vụ thế chấp 14 lô đất dự án The Manor Central Park
20:07, 06/11/2019