Văn hóa “sống chung” thay vì “lãng quên” COVID-19

NGUYỄN VIỆT thực hiện 20/11/2021 15:05

Hiện nay văn hóa “sống chung với COVID-19” chưa hình thành, thậm chí đang có nhiều người “lãng quên” vẫn còn COVID-19, nhất là thế hệ trẻ.

GS.TS Ngô Thắng Lợi, trường đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ với DĐDN về những tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành giáo dục hiện nay.

GS.TS Ngô Thắng Lợi.

GS.TS Ngô Thắng Lợi.

Theo ông, dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra những khó khăn gì trong công tác giảng dạy hiện nay?

Thứ nhất, là không thể giảng dạy trực tiếp, cho đến bây giờ thi cũng phải bằng hình thức online. Từ hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp, đề án môn học... tất cả tác động của thầy đến trò đều bằng hình thức gián tiếp. Việc này gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Thực tế, sau 2 năm giảng dạy bằng hình thức online, cả thầy và trò không còn gặp rào cản về công nghệ. Tuy nhiên, điều bất cập là hệ thống hạ tầng thông tin hiện nay chưa được tốt, trong khi sinh viên thường ở các tỉnh xa cho nên đường truyền kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học và sự tương tác giữa thầy và trò.

Thứ hai, ý thức tự giác của sinh viên còn kém. Đơn cử, khi điểm danh thì có nhưng gọi lên trả lời thì “không thấy đâu”. Như vậy, ở đây có sự đối phó của sinh viên với bài học và bài giảng thầy, cô.

Thời gian đầu, nhiều giáo viên và sinh viên còn gặp khó khăn do chưa nắm vững được công nghệ trong việc sử dụng online. Nhưng đến thời điểm này không còn gặp khó khăn. Vừa qua, trường đại học Kinh tế Quốc dân có tổ chức hội thi giáo viên giảng dạy online giỏi, là thành viên ban giám khảo hội thi này, tôi nhận thấy kỹ thuật hay sử dụng công nghệ của giáo viên rất tốt.

Cũng do tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều giáo viên không thể tiếp tục công tác giảng dạy, thậm chí phải bỏ nghề do thu nhập giảm. Vậy, nếu trong trường hợp dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, theo ông ngành giáo dục cần phải có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho giáo viên?

Việc giáo viên gặp khó khăn về thu nhập chủ yếu là ở các bậc học cấp dưới, như mầm non và phổ thông, còn ở cấp đại học thì giáo viên không bị ảnh hưởng nhiều. Theo tôi, để hỗ trợ các giáo viên này thì rất cần có sự quan tâm từ Nhà nước, như trợ cấp cho các thầy cô để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

sau 2 năm giảng dạy bằng hình thức online, cả thầy và trò không còn gặpp/rào cản về công nghệ.

Sau 2 năm giảng dạy bằng hình thức online, cả thầy và trò không còn gặp rào cản về công nghệ.

Bên cạnh chế độ lương, Nhà nước cần có những chính sách để hỗ trợ các thầy cô đang giảng dậy ở các bậc học mầm non và phổ thông. Ví dụ, một khoản kinh phí để mua sắm, trang bị các phương tiện kỹ thuật trong việc sử dụng online để làm việc.

Để giảng dạy online, các thầy cô cũng phải đầu tư máy tính, điện thoại... đây là điều kiện bắt buộc để dạy học trực tuyến. Như vậy, Nhà nước cũng nên quan tâm, hỗ trợ cho các thầy, cô bằng tài chính hoặc hỗ trợ để giảm bớt những khó khăn trong thu nhập.

Ông kỳ vọng điều gì để ngành giáo dục có thể vượt qua khó khăn trong thời gian tới?

Nếu tiếp tục phải cách ly, về công nghệ, kỹ thuật thì không có gì phải lo lắng, nhưng đứng trên góc độ là giảng viên đại học, tôi cho rằng chất lượng của việc tiếp thu bài giảng của sinh viên cũng bị thiệt thòi rất nhiều.

Chính vì vậy, để học tập hiệu quả trong bối cảnh bình thường mới đối với các trường, việc tăng cường tiêm vaccine cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Khi sống và học tập trong điều kiện bình thường mới tốt hơn, thì việc tiêm bao trùm vaccine cho học sinh, sinh viên sẽ tạo ra sự an toàn cho cộng đồng và mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, phải hình thành một nếp văn hóa “sống chung với COVID-19”, hiện nay văn hóa này chưa hình thành, thậm chí đang xuất hiện tình trạng có nhiều người “lãng quên” vẫn còn COVID-19, nhất là với thế hệ trẻ. Xác định bình thường mới là sống chung với COVID-19.

Do đó, chúng ta cần hình thành văn hóa, nếp sống trong bối cảnh bình thường mới. Đó là ý thức tự giác, không tập trung đông người, thực hiện 5K.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp xin được gửi đến các thầy giáo, cô giáo lời chúc mừng nồng nhiệt, lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch Quốc hội: Truyền thống dân tộc là tôn sư trọng đạo

    02:00, 20/11/2021

  • Đại dịch "thách thức" ngành giáo dục

    12:50, 20/11/2021

  • Đại dịch và công việc của Nhà giáo

    04:30, 20/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Văn hóa “sống chung” thay vì “lãng quên” COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO