Vận hội mới của đất nước nhìn từ Nghị quyết XIII: (Kỳ 2) Đổi mới sáng tạo là nền tảng phát triển quốc gia hiện đại

Diendandoanhnghiep.vn Đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, chuyển đổi số… là những “từ khóa” rất quan trọng trong văn kiện Đại hội XIII.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và các đại biểu xem mô hình Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và các đại biểu xem mô hình Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. (Nguồn: TTXVN).

LTS: Nhiều tư duy đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo và định hướng lớn mang tính đột phá được kết tinh trong Nghị quyết XIII của Đảng. Tất cả đã mở ra triển vọng hiện thực hóa khát vọng sáng tạo phát triển, xây đựng đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Trên cơ sở bám sát thực tiễn, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, các định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, và tầm nhìn tới 2045 trong đó có nhiều vấn đề mới, nổi bật. Theo đó, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một trọng tâm.

Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Những cụm từ như "đổi mới sáng tạo", "chuyển đổi số", "kinh tế số", "xã hội số"… đã xuất hiện ngày một nhiều trên các diễn đàn trong nước, quốc tế và trong thực tế, đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Đến Nghị quyết XIII nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 và các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó nêu "đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế".

Thế giới đang vận động biến đổi rất khó lường, nhiều bất trắc có thể xảy ra đột biến và bất ngờ, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu luôn rình dập đe dọa cuộc sống của mọi người dân trên hành tinh này. Không gian bây giờ không chỉ là thực mà thực ảo đan xen. Không gian kỹ thuật số đang tạo ra những cơ hội và những thách thức mới vô cùng quyết liệt cho mọi quốc gia, dân tộc nào không muốn trở thành kẻ lạc hậu.

Năm 2020 được Chính phủ xác định và đã diễn ra như năm chuyển đổi số của Việt Nam, với một tốc độ nhanh chưa từng thấy theo quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và dưới tác động của đại dịch COVID.

Trong khó khăn do dịch bệnh COVID-19, chúng ta đã nhìn thấy cơ hội mang lại từ làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là rất lớn. Vì vậy, nếu như tại các văn kiện Đại hội XI, XII, khái niệm kinh tế số chưa được nhắc đến, thì trong văn kiện trình Đại hội XIII, đổi mới sáng tạo đi cùng với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đây được coi là chìa khóa để tận dụng được các cơ hội trong những năm tới.

Ngay ngày đầu tiên của năm mới 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, trong đó,  “đổi mới, sáng tạo”, “khát vọng phát triển” là những điểm nhấn khác biệt so với phương châm hành động của Chính phủ các năm trước và là tinh thần xuyên suốt Nghị quyết 01, 02 - kim chỉ nam cho hành động của Chính phủ trong năm mở đầu giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Thực tế phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây đã từng bước tiếp cận theo định hướng dựa trên đổi mới sáng tạo. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam (GII) liên tục được cải thiện trong vài năm qua. 

Năm 2020 tiếp tục được ghi nhận là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng đầu trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á. Việt Nam tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển trong việ thiết lập đổi mới sáng tạo như là một ưu tiên quốc gia.

gs

Trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19, tuy đại dịch đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nhưng xét ở một góc độ tích cực, COVID-19 cũng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế số của Việt Nam với làn sóng chuyển dịch số và đổi mới sáng tạo.

Theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2020 hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt về Trình độ phát triển của thị trường và Cơ sở hạ tầng chung. Chỉ số năng lực hấp thụ tri thức tăng cao nhờ dẫn đầu về nhập khẩu công nghệ cao và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Số lượng sản phẩm sáng tạo, công bố khoa học cũng tăng cao.

Đặc biệt, trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19, tuy đại dịch đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nhưng xét ở một góc độ tích cực, COVID-19 cũng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho nền kinh tế số của Việt Nam với làn sóng chuyển dịch số và đổi mới sáng tạo, từ các cơ quan nhà nước tới các doanh nghiệp, người dân. Năm vừa qua đã có gần 40 nền tảng chuyển đổi số quốc gia ra đời, đưa Việt Nam là nhóm quốc gia dẫn đầu trong chuyển đổi số thời COVID-19.

Và “bệ phóng" cho động lực tăng trưởng mới chính là việc Trung tâm Ðổi mới sáng tạo đầu tiên của Việt Nam vừa được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) vào ngày 9/1/2021. Ðây là bước đi mạnh mẽ nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo đã đặt "viên gạch" nền móng đầu tiên cho tương lai mới, khởi đầu kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo mà Việt Nam đang nhanh chóng nắm bắt để bứt phá vươn lên.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã thành lập mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, quy tụ các chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam trên thế giới để cùng góp sức với các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các chuyên gia trong nước thúc đẩy nghiên cứu khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Để đổi mới sáng tạo trở thành động lực tăng trưởng mới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, thì cần có một cơ chế đặc thù tập trung thúc đẩy mạnh mẽ năng lực sáng tạo, khoa học công nghệ; cần đặt nhân tố con người - nguồn nhân lực chất lượng cao vào trung tâm của sự phát triển, tạo thành “tam giác vàng: Con người - Thể chế - Công nghệ”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711630444 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711630444 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10