Vẫn nóng rực câu chuyện “liêm chính, kỷ cương”

Diendandoanhnghiep.vn Lại một lần nữa Tổng Bí thư nhắc tới cụm từ “liêm chính, kỷ cương” tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương” do Chính phủ tổ chức vừa qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương”. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi kinh tế

Sau ngày lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ 6 căn bệnh cần đề phòng là: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người phê bình: Lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm. 

Đích thân Người ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ. Ngày 26/1/1946, Người ký Quốc lệnh khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình. Trong trả lời chất vấn của Quốc hội vào năm 1946, Người nói: “Chính phủ hết sức làm gương, nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ hối lộ, đã trừng trị, đang trừng trị và sẽ trừng trị cho kỳ hết”.

Người rất kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và trừng trị nghiêm khắc dù kẻ phạm tội ở cương vị nào. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác từng y án tử hình đại tá quân nhu Trần Dụ Châu vì tội tham ô, lợi dụng xương máu của anh em chiến sĩ để lo việc cá nhân. Đến năm 1964, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trương Việt Hùng vì có bồ bịch mà đầu độc vợ, Bác đã quyết định y án tử hình, vì “Thà chặt một cành sâu cho cây xanh tốt”.

Kỷ cương phép nước nghiêm được như vậy là do con người hay do pháp luật? Thực ra là cả hai, nhưng trước tiên do con người. Phải vậy! Do con người, nhất là một bộ phận cán bộ công chức, người đứng đầu một số cơ quan đơn vị vì tư lợi, chủ nghĩa cá nhân dẫn đến bất liêm, coi thường kỷ cương, phép nước.

Chuyện loạt cán bộ cấp cao bị đưa vào “lò” chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như bài học nhãn tiền. Nó một phần cho thấy quyết tâm chống tham nhũng, hủ bại, suy thoái vẫn luôn tiếp tục, và phần nào cho thấy không có khái niệm “tắm từ vai tắm xuống” lẫn “hạ cánh an toàn” nữa.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu dự “Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương” tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

>> Tiềm ẩn suy giảm tăng trưởng nếu không mở cửa kinh tế

Mới đây, lại một lần nữa Tổng Bí thư nhắc tới cụm từ “liêm chính, kỷ cương” tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương” do Chính phủ tổ chức vừa qua, nó cho thấy để giải bài toán mang tên “liêm chính, kỷ cương” không phải chuyện một sớm một chiều.

Rằng: “Chúng ta lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa. Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả rồi thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cao hơn nữa”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Chỉ đạo này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không hề thừa, ngược lại rất cấp thiết trong bối cảnh đất nước ta đang phải chống đỡ với khó khăn, thách thức rất lớn do đợt dịch COVID-19 lần thứ tư với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của người dân và các mặt của đời sống kinh tế-xã hội nước ta.

>> TP HCM kiến nghị bổ sung ngân sách địa phương cho gói phục hồi kinh tế

Trong khi đó, vẫn đang tồn tại một thực tế không mấy vui là công bộc của dân nhưng quan chức, công chức không những không có tinh thần phục vụ mà còn nhũng nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh dân. Thói hư tật xấu này không được nghiêm trị, ngăn chặn nên sinh ra tham nhũng vặt, đi đến đâu cũng phải có phong bì “bôi trơn” mới xong việc.

Nói thẳng ra, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Lợi ích nhóm phát triển ngày càng mạnh, tham nhũng trở thành quốc nạn, khó ngăn chặn đẩy lùi.

Rồi suy thoái về đạo đức với đủ loại chạy trong xã hội, nào chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, rồi chạy thi đua khen thưởng… Thực tế đó làm cho lòng dân rất bức xúc, không yên.

Những mong rằng, tất cả cán bộ công chức trong hệ thông chính trị đã thấm nhuần tư tưởng của Người “Thà chặt một cành sâu cho cây xanh tốt” và hiểu được sức nóng của “lò” chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn ngùn ngụt cháy ở độ nào.

Những mong rằng, những lời hối hận cùng cùng những giọt nước mắt cay đắng tuôn rơi của những cựu quan chức với cái tên nổi như cồn đã và đang bị xét xử ở chốn công đường, tất cả tuy là quá muộn cho những sai phạm, lỗi lầm đã gây ra. Nhưng sẽ là bài học sẽ bài học đắt giá cho những người đã nhúng chàm và muốn quay vào bờ.

Hãy nhớ, quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực phải được sử dụng đúng nơi đúng chỗ và đúng người. Trao quyền lực cho những kẻ chỉ biết mình mà không biết người thì trở thành kẻ phá hoại. Quyền lực trong tay không thể tùy tiện ban phát cho phe cánh, cho người thân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vẫn nóng rực câu chuyện “liêm chính, kỷ cương” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713570627 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713570627 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10