Vay ký quỹ đẩy chủ doanh nghiệp vào vòng xoáy thanh lý bắt buộc

PHƯƠNG HÀ - Ảnh QUỐC TUẤN 23/11/2022 05:08

Vòng xoáy thanh lý bắt buộc (force -sell), công ty chứng khoán phải bán giải chấp cổ phiếu của  các chủ doanh nghiệp khi tài khoản vi phạm tỷ lệ ký quỹ, vẫn đang diễn ra.

Dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo nợ vay- Lối thoát nào cho chủ doanh nghiệp?

Khi cổ phiếu ông chủ các doanh nghiệp BĐS liên tục bị bán giải chấp cho thấy việc xoay

Tài khoản chứng khoán của nhiều lãnh đạo công ty bất động sản liên tục bị bán giải chấp cho thấy việc xoay vốn từ kênh ngoài tín dụng ngày càng khó khăn

Chủ doanh nghiệp bị “force-sell”

Hàng loạt tài khoản của các chủ doanh nghiệp tiếp tục bị bán giải chấp -“call magin” từ công ty chứng khoán. Mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset vừa ra thông báo dự kiến bán giải chấp 4,8 triệu cổ phiếu KHG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land thuộc sở hữu của bà Trần Thị Thu Hương, vợ Chủ tịch HĐQT KHG.

Ngoài ra, 2,5 triệu cổ phiếu HPX - Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát thuộc sở hữu của ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT cũng bị Mirae Asset bán giải chấp từ ngày 21/11. Cổ phiếu DIG - Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) và đã 2 lần thông báo về việc bán giải chấp cổ thuộc sở hữu của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Chủ tịch HĐQT công ty, với tổng số lượng lần lượt là 6,7 triệu cổ phiếu và 2,1 triệu cổ phiếu. Chưa dừng lại, Chứng khoán Yuanta Việt Nam và Chứng khoán KB Việt Nam cũng thông báo về việc bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu với nhiều lãnh đạo và cổ đông lớn của DIG.

Có thể nói với diễn biến tại DIG, cổ phiếu này đã mất 90% giá trị so với hồi đầu năm,  bởi cổ phiếu DIG liên tục bị rơi vào vòng xoáy “force-sell” từ các công ty chứng khoán.

Theo các chuyên gia, với diễn biến này, thị trường chứng khoán (TTCK) khó có cơ hội hồi phục khi nhóm cổ phiếu lớn liên quan tới chủ lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục bị “force-sell”. Nếu như áp lực bán do "call margin" vẫn chủ yếu do nhà đầu tư chủ động tự thực hiện thì áp lực bán tại các tài khoản đại gia này chuyển thành "force-sell" từ các công ty chứng khoán, chủ yếu liên quan tới chủ doanh nghiệp.

Việc “force-sell” diễn ra trong thời gian vừa qua có phần đến từ hiện tượng nhiều đại gia, chủ doanh nghiệp do khó khăn của các kênh vốn khác, đã vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua, sau đó sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp. Khi thị trường giảm giá, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện "call margin" để phòng ngừa rủi ro thu tiền về. Trong khi đó, "force-sell" là trạng thái tài khoản của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu nên bị bán giải chấp bắt buộc để đưa tỷ lệ này về trạng thái an toàn.

Có thể nói, áp lực bán ra những phiên gần đây khiến giá nhiều cổ phiếu giảm rất sâu. Điều này cho thấy, tín hiệu cho thấy áp lực bán giải chấp đã xuất hiện với hầu hết các chủ doanh nghiệp có quy mô tài khoản lớn.

Nút thắt từ đâu?

Rõ ràng, đà giảm sâu của nhóm bất động sản (BĐS) đã kích hoạt làn sóng bán giải chấp cổ phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp. Đáng nói là trong bối cảnh khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp BĐS thì đà giảm của nhóm cổ phiếu này chưa biết khi nào chấm dứt.

Bởi còn một thực tế khác là trái phiếu, một kênh huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp bất động sản, đã và đang gặp khó kể từ khi sau Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi quy định chặt chẽ hơn tiêu chuẩn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các vụ việc vi phạm trong phát hành trái phiếu bị điều tra. Bên cạnh đó, NHNN cũng kiểm soát chặt tín dụng hơn, đặc biệt là dòng vốn chảy vào các lĩnh vực BĐS. Trong khi nút thắt về tín dụng chưa được tháo gỡ, việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn của nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó khăn. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục dùng cổ phiếu làm tài sản thế chấp và dẫn tới tình trạng liên tục bị bán giải chấp trên TTCK.

Rõ ràng khi các nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhất là BĐS khó khăn thì kênh cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán đóng vai trò khá lớn trong việc “cân” nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp BĐS, qua tài khoản và thế chấp cổ phiếu mà góp phần hỗ trợ doanh nghiệp để xoay vòng vốn.

Tính riêng trong quý 3/2022, đã có khoảng 20 nghìn tỷ đồng margin được tăng thêm do các cổ đông lớn, cá mập là các chủ doanh nghiệp. Và xu hướng vay margin tại các chứng khoán theo dự  báo vẫn có thể tiếp diễn trong quý 4 vì nguồn vốn từ các nhà băng đang bị siết lại. Nhưng với vòng xoáy force-sell như hiện nay, thì đây sẽ vẫn là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp nói chung và ngành BĐS nói riêng trong thời gian tới...

Có thể bạn quan tâm

  • Vừa bị bán giải chấp do sự cố, Chủ tịch Bamboo Capital lập tức đăng ký mua vào

    Vừa bị bán giải chấp do sự cố, Chủ tịch Bamboo Capital lập tức đăng ký mua vào

    15:45, 16/11/2022

  • Cổ phiếu BĐS tắt thanh khoản- Công ty Chứng khoán liên tục bán giải chấp hạ tỷ lệ ký quỹ?

    Cổ phiếu BĐS tắt thanh khoản- Công ty Chứng khoán liên tục bán giải chấp hạ tỷ lệ ký quỹ?

    05:29, 12/11/2022

  • Các chủ doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

    Các chủ doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

    05:20, 08/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vay ký quỹ đẩy chủ doanh nghiệp vào vòng xoáy thanh lý bắt buộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO