[VBF GIỮA KỲ 2018] Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị gì tại VBF giữa kỳ 2018?

Thy Hằng- Ngọc Hà- ảnh Quốc Tuấn 04/07/2018 09:44

Thành lập một ủy ban chuyên trách, có quy định thống nhất về việc sử dụng các “Công văn” hướng dẫn thực thi luật và thí điểm dự án đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính... là những kiến nghị của JCCI.

Khẳng định tại VBF giữa kỳ 2018, ông Koji Ito- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho rằng, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam là yêu cầu hết sức quan trọng để Việt Nam vươn lên nắm giữ  những vai trò hàng đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 4/7.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 4/7.

Vì thế JCCI cho rằng một trong những trách nhiệm của Chính phủ là đè ra những quy định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường hoạt động thông thoáng đến mức tối đa, trong khu vẫn đảm bảo kỷ cương chặt chẽ.

Cụ thể là làm thế nào để hai phía gồm doanh nghiệp Việt Nam với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nguồn vốn, kinh nghiệm làm ăn, tăng cường tiếp cận được với các nguòn lực như con người, sản phẩm, vốn.

Có thể bạn quan tâm

  • "Đại đa số doanh nghiệp nội chưa thể sản xuất sản phẩm phụ trợ cho doanh nghiệp FDI"

    09:17, 04/07/2018

  • Doanh nghiệp FDI tạo

    Doanh nghiệp FDI tạo "sức ép" cho doanh nghiệp nội

    09:07, 04/07/2018

  • Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    09:21, 04/07/2018

  • Liên kết doanh nghiệp Việt và FDI: Bổ sung động năng cho tăng trưởng kinh tế

    Liên kết doanh nghiệp Việt và FDI: Bổ sung động năng cho tăng trưởng kinh tế

    08:56, 04/07/2018

  • VBF giữa kỳ 2018: Liên kết nội - ngoại cùng hướng tới lợi ích chung

    VBF giữa kỳ 2018: Liên kết nội - ngoại cùng hướng tới lợi ích chung

    07:30, 04/07/2018

Để góp phần xây dựng những quy định trên từ góc độ nhà đầu tư, JCCI kiến nghị 3 nội dung sau. Một là, cải cách thủ tục hành chính, hai là, nợ công, ba là, vấn đề môi trường. 

Trước tiên, liên quan đến cải cách thủ tục hành chính tại hội nghị thường niên năm ngoái, JCCI cũng đã đưa ra 2 khuyến nghị: Một là, thành lập một ủy ban mới có đầy đủ quyền hạn tiếp nhận, xử lý mọi vấn đề phát sinh, đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ; Hai là, có quy định thống nhất về việc sử dụng các “Công văn” hướng dẫn thực thi luật.

Năm nay, ngoài hai nội dung trên, JCCI  đề xuất thêm việc “thí điểm dự án đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính”. Cụ thể là chọn Tổng cục Hải quan để tổ chức thí điểm, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp các nước thực hiện các hoạt động đẩy nhanh tiến trình minh bạch hóa và tiến độ xử lý thủ tục hải quan.

“Chúng tôi hy vọng chương trình này sớm được thực hiện để có được những giải pháp thực tiễn, hiệu quả, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ”, ông Koji Ito kỳ vọng. 

Hai là, liên quan đến  “vấn đề nợ công”. Năm ngoái, JCCI đã nêu ra quan ngại của doanh nghiệp rằng nếu chính phủ quy định chính sách tài khóa quá chặt chẽ, cụ thể là hạn chế quy mô nợ công dưới 65% GDP, thì sẽ cản trở đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi Việt Nam đang rất cần những khoản đầu tư này để bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và dài hạn.

Cơ sở hạ tầng lạc hậu sẽ làm giảm sức hút đầu tư của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, và hơn nữa cũng làm mất đi cơ hội để kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Dĩ nhiên JCCI, không phản đối việc phải duy trì kỷ cương về chính sách tài khóa. 

“Không những thế, chúng tôi khẩn thiết đề nghị chính phủ có biện pháp xử lý căn nguyên thực sự của vấn đề và có những giải pháp căn bản như tăng cường cải cách cơ cấu ở cả hai chiều thu và chi ngân sách, cũng như rà soát lại hiệu quả sử dụng nợ công hiện nay. Chúng tôi thực sự mong muốn Việt Nam sẽ khai thác được những nguồn vốn cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó góp phần thắt chặt mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài”, ông Koji Ito đề nghị 

Thứ ba, về "vấn đề môi trường”, tình hình môi trường của Việt Nam có thể nói đang diễn biến xấu dần từng năm. "Nhưng chúng tôi muốn nhìn nhận vấn đề này như là một cơ hội mới cho những doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ môi trường tiên tiến và doanh nghiệp Việt Nam thực sự mong muốn giải quyết vấn đề này", ông Koji nói.

VBF giữa kỳ 2018 có sự tham gia của 16 Hiệp hội doah nghiệp trong bà ng

VBF giữa kỳ 2018 có sự tham gia của 16 Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhật Bản từng có thời kỳ phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, khi quy mô sản xuất, tiêu dùng, lượng rác thải lớn gây ô nhiễm. Tuy nhiên Nhật Bản đã khắc phục được vấn đề này chủ yếu nhờ các “công nghệ môi trường hiện đại" và "chính sách khuyến khích doanh nghiệp có hoạt động thân thiện với môi trường”.

“Chúng tôi tin tưởng rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho Việt Nam xử lý vấn đề môi trường của mình, và trong thời gian tới mong muốn sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong các vấn đề môi trường”, ông Koji Ito nhấn mạnh. 

JCCI đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam cân nhắc, thực hiện các đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản tại diễn đàn VBF hôm nay, để Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn nữa đối với nhà đầu tư nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[VBF GIỮA KỲ 2018] Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị gì tại VBF giữa kỳ 2018?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO