VCCI cảnh báo 4 hình thức lừa đảo doanh nghiệp Việt tại Tây Phi

Diendandoanhnghiep.vn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trong thời gian qua đã xảy ra một số hình thức lừa đảo tại khu vực Tây Phi.

Cụ thể, đó là các khu vực tại Nigeria, kiêm nhiệm Cameroon, Togo, Cameroon, Ghana, Sierra Leone, Chad và Libera về việc cảnh báo 4 trường hợp lừa đảo tại khu vực Tây Phi như sau:

Trường hợp thứ nhất, lừa đảo trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam: Các đối tượng lừa đảo thông báo có đơn hàng nhập khẩu với trị giá cao (từ 01 – 02 triệu USD). Các đối tượng này thường ‘‘chấp nhận ngay giá chào hàng, không trả giá”. Sau đó đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trả phí môi giới, hoặc đề nghị doanh nghiệp Việt Nam trả chi phí thủ tục xin mã số giấy phép nhập khẩu, phí luật sư... từ 01 – 02%/trị giá lô hàng.

Đối tượng lừa đảo tại Tây Phi thường nhắm vào các doanh nghiệp ngành gỗ.

Đối tượng lừa đảo tại Tây Phi thường nhắm vào các doanh nghiệp ngành gỗ.

Trường hợp thứ hai, lừa đảo trong đấu thầu: Các đối tượng lừa đảo thường lấy tên một tổ chức tại châu Phi, tạo một trang web giả, thường đưa ra một gói thầu với giá trị cao, cần các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam gửi thư xin dự thầu. Trong một thời gian ngắn, đối tượng lừa đảo gửi một thư thông báo doanh nghiệp Việt Nam đã “thắng thầu”, và đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam trả lệ phí đấu thầu, từ 1.500 – 2.500 USD.

Trường hợp thứ ba, lừa đảo trong việc xuất khẩu (gỗ, sắt phế liệu…): Các đối tượng lừa đảo thường chào giá xuất khẩu hàng hóa (gỗ, sắt phế liệu), với mức giá thấp hơn thị trường khoảng 30%, tạo cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam bị “ảo tưởng sẽ lãi”, nếu nhập khẩu hàng của họ. Đối tượng lừa đảo yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc 20-30%. Sau khi nhận tiền cọc, sẽ không giao hàng.

Trường hợp thứ tư, nhiều doanh nghiệp ký nhiều hợp đồng xuất khẩu (gỗ), giao một vài hợp đồng ban đầu đúng hạn, các hợp đồng sau không giao hàng: Các đối tượng này thường ký 5 – 7 hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (gỗ) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thực hiện giao 1-2 hợp đồng đúng thời hạn, chất lượng tốt, nhằm tạo ra sự tin tưởng cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ hợp đồng thứ ba, đối tượng lừa đảo yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc từ 30%-50% trị giá hợp đồng, sau đó không giao hàng.

Từ các vụ việc trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, đề nghị doanh nghiệp trong nước không chuyển tiền trước, với bất cứ hình thức nào khi đối tác đề nghị, ví dụ: phí môi giới, phí thủ tục xin mã số giấy phép nhập khẩu (NAFDAC), phí luật sư...

“Mặc dù thẩm định doanh nghiệp châu Phi có thật, tuy nhiên khi ký hợp đồng xuất khẩu-nhập khẩu, đề nghị áp dụng hình thức “Thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (Irrevocable L/C, At sight), không dùng các hình thức thanh toán T/T, D.A, DAP. Nhiều doanh nghiệp đã bị mất vốn, khi áp dụng hình thức 30% trả trước, 70% trả sau (đối với hàng xuất khẩu), hoặc mất tiền đặt cọc từ 30 – 50% (đối với hàng nhập khẩu)”, VCCI khuyến cáo.

Thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria:

(Kiêm nhiệm: Cameroon, Ghana, Togo, Sierra Leone, Chad và Liberia)

Intergrity Esttate, Plot 27, Chief Yesufu Abiodun Oniru Road, Victoria Island,

C.P. 70922, Lagos city, Nigeria

Emails: ng@moit.gov.vn; VietradeNigeria@gmail.com

http://en.vietnamexport.com/

Mobile: +234 803 474 4486.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VCCI cảnh báo 4 hình thức lừa đảo doanh nghiệp Việt tại Tây Phi tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518735 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518735 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10