VCCI - tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp đã, đang và sẽ luôn có nhiều hoạt động để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế.
Nhận thức được những khó khăn của doanh nghiệp, trên cơ sở những ý kiến đóng góp của VCCI và cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ đã có những hành động kịp thời để giúp doanh nghiệp, cụ thể là việc ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Chỉ thị đã đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có nhiều giải pháp trùng với các kiến nghị của VCCI.
Trên cơ sở của Chỉ thị 11, các bộ ngành đã triển khai xây dựng các văn bản để cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã có công văn gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid -19. Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất và nghị
Trên tinh thần của Chỉ thị 11, VCCI đã có công văn gửi các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để cùng phối hợp với các bộ ngành, địa phương cụ thể hóa các chủ chương, chính sách hỗ trợ bằng những hoạt động cụ thể để triển khai có hiệu quả Chỉ thị 11.
VCCI cũng khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 17/3/2020.
VCCI cũng đã phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp để tìm cách thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tăng cường kết nối phát triển thị trường nội bộ giữa các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Trước đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - TS Vũ Tiến Lộc đã có công văn số 0210/PTM-PTDN gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp, kiến nghị các giải pháp dài hạn và đề xuất 12 giải pháp ngắn hạn có tính chất cấp bách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Với những biện pháp cấp bách trong ngắn hạn là hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính cũng phải khẩn trương, quyết liệt như chống dịch, đồng thời phải cố gắng giảm được chi phí cho doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
16:06, 12/03/2020
12:34, 21/02/2020
14:14, 08/02/2020
10:46, 25/02/2020
VCCI đề nghị thành lập Tổ công tác của Chính phủ trợ giúp doanh nghiệp đối phó với dịch cúm COVID-19. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các giải pháp và đôn đốc kiểm tra, phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các bộ ngành địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp….Dù mức độ và liều lượng có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào diễn biến của tình hình dịch bệnh nhưng về cơ bản các biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch cúm COVID-19 có thể bao gồm:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát để thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng, cố gắng đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra.
Thứ hai, tập trung đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh ở tất cả mọi cấp, ngành, lĩnh vực. Rà xét giải quyết sớm các thủ tục đầu tư cho các dự án lớn cả trong khu vực công và tư hay đối tác công tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, huy động mọi nguồn vốn xã hội vào sản xuất kinh doạnh. Quyết không để tình trạng có tiền mà không tiêu được và dự án triển khai chậm trễ chỉ vì thủ tục. Giải quyết kịp thời những vướng mắc gây ách tắc cho các hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc…
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cơ bản. Các ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay, cơ cấu lại các khoản vay đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị tác động mạnh từ dịch cúm như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu nông sản, vận tải, dệt may, giày dép…
Thứ tư, giãn, hoãn và trình ra Quốc hội kỳ họp giữa năm đề xuất miễn, giảm có thời hạn các khoản thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp ở những ngành lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng.
Thứ năm, giãn tiến độ nộp, giảm tiền thuê đất và mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch cúm.
Thứ sáu, tạm thời không thu một số loại phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính. Chưa tăng các loại giá các dịch vụ và giá vật tư đầu vào cho sản xuất kinh doanh do nhà nước quản lý. Chưa thu phí C/O từ hoạt động xuất khẩu. Mở rộng diện miễn visa cho các quốc gia và vùng lãnh thổ, miễn visa du lịch, kéo dài thời hạn visa, giảm lệ phí visa… để khuyến khích luồng khách du lịch phục hồi.
Thứ bảy, giãn, hoãn và giảm các khoản đóng góp Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế từ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Cơ quan bảo hiểm xã hội nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp chi trả tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc do bất khả kháng từ dịch COVID-19.
Thứ tám, khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng không tăng giá dịch vụ, giá cước vận tải, giá vật tư trong thời gian tới và cố gắng giảm giá, cước phí cho doanh nghiệp.
Thứ chín, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tăng cường kết nối phát triển thị trường nội bộ giữa các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Thứ mười, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đa dạng thị trường, khai thác tận dụng các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do trong đó có EVFTA, CPTPP…
Mười một, tiết kiệm giảm hội họp, giảm lễ hội, giảm đi lại, giảm các hoạt động phô trương, giảm chi phí trong thời gian dịch bệnh đã chỉ cho chúng ta những dư địa, và gợi ý về những mô hình và cách thức tổ chức lại cuộc sống và công tác, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả các hoạt động của xã hội, của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các gia định.
Mười hai, năm nay cũng là năm triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và là năm chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII, vì thế kiến nghị tiếp tục phát động một đợt song cải cách mới trong thể chế kinh tế mang tên “Chương trình nghị sự 25-10” cho năm 2020 với nội dung trọng tâm là tập trung xử lý dứt điểm 25 điểm chồng chéo trong pháp luật kinh doanh và đầu tư, tiếp tục cắt giảm đơn giản hoá ít nhất 20% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong kiểm tra liên ngành.
"Việc hoàn thiện hệ thống thể chế tích hợp với thực hiện Chính phủ điện tử và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh doanh, phát triển bền vững để không “ăn sổi ở thì” chắc chắn sẽ khơi nguồn cho những động lực mới trong nền kinh tế. Đây vừa là biện pháp cấp bách trước mắt vừa là biên pháp cơ bản, lâu dài" - VCCI nhận định.