VCCI góp ý dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Cuba

Huyền Trang 14/06/2019 11:28

VCCI vừa có văn bản trả lời Bộ Tài Chính về việc xin ý kiến đối với Dự thảo Tờ trình và Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba.

Liên quan tới Danh mục cam kết, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm về tỷ trọng các dòng thuế có cam kết (theo nhóm lộ trình cam kết) trong tổng Biểu thuế. Dự thảo Tờ trình hiện mới chỉ xác định tỷ trọng các nhóm dòng thuế cam kết (xóa bỏ ngay, có lộ trình và duy trì thuế suất cơ sở) theo Tổng số dòng thuế có cam kết (563 dòng).

Khoản 3 Điều 3 về Lộ trình cắt giảm thuế trong Biểu thuế suất hiện quy định “thuế suất áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày … tháng… năm 2019 (sẽ bổ sung sau khi Hiệp định được phê duyệt) đến ngày 31/12/2022”.

"Quy định thế này có thể hiểu là Nghị định sẽ ban hành trước khi Hiệp định được phê duyệt, và sau khi Hiệp định phê duyệt sẽ sửa Nghị định để bổ sung?", VCCI đặt câu hỏi.

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại Điều 6 (Hiệu lực thi hành) để bảo đảm các quy định trong Nghị định có hiệu lực kể từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực (cách thức có thể tương tự với cách mà Nghị định ban hành Biểu thuế ưu đãi thực hiện CPTPP hiện tại).

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại Điều 6 (Hiệu lực thi hành) để bảo đảm các quy định trong Nghị định có hiệu lực kể từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực (cách thức có thể tương tự với cách mà Nghị định ban hành Biểu thuế ưu đãi thực hiện CPTPP hiện tại).

Nếu đây là cách hiểu đúng thì cần cân nhắc lại điều này bởi: Trong một văn bản pháp lý không thể có một quy phạm “chờ” như thế này (kể cả khi chưa xác định được thì ít nhất cũng phải là quy định “Thời điểm Hiệp định có hiệu lực”).

Theo cách này thì khi Hiệp định được phê chuẩn chúng ta vẫn lại sửa Nghị định đã ban hành. So với việc chờ tới khi Hiệp định phê chuẩn và xác định rõ thời điểm rồi mới ban hành Nghị định thì rõ ràng cách này không hợp lý, làm tăng gấp đôi quy trình ban hành, thậm chí biến thành 02 Nghị định (bởi việc điều chỉnh sẽ phải được thực hiện bằng một Nghị định với số hiệu mới).

Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc: Chỉ trình Chính phủ ban hành Nghị định này sau khi Hiệp định đã phê chuẩn và xác định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Sửa Khoản 3 Điều 3 Dự thảo theo hướng: Xác định rõ ngày bắt đầu lộ trình đầu trong Cột thuế suất VN-CU, và bỏ đoạn “sẽ bổ sung sau khi hiệp định được phê duyệt”.

VCCI cũng đưa ra lưu ý rằng về mặt pháp lý, các cam kết bắt đầu thực hiện từ ngày Hiệp định có hiệu lực chứ không phải từ ngày Hiệp định được phê duyệt (kể cả trong trường hợp ngày phê duyệt là ngày có hiệu lực thì vẫn phải nêu “ngày có hiệu lực” – hơn nữa, việc phê duyệt phụ thuộc vào hai Bên, do đó sẽ không có một thời điểm phê duyệt chung được).

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại Điều 6 (Hiệu lực thi hành) để bảo đảm các quy định trong Nghị định có hiệu lực kể từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực (cách thức có thể tương tự với cách mà Nghị định ban hành Biểu thuế ưu đãi thực hiện CPTPP hiện tại).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VCCI góp ý dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Cuba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO