VCCI: Không nên tăng phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt

Huyền Trang 02/06/2019 06:00

VCCI đề nghị giữ nguyên phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là 10%.

VCCI vừa có Công văn số 4263/BTC-CST ngày 09/04/2019 của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Nên làm rõ tiêu chí và yêu cầu của thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan

    15:00, 01/06/2019

  • VCCI: Quy định dán nhãn hàng hoá trong quá trình vận chuyển là không phù hợp

    11:04, 25/05/2019

Giữ nguyên mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Điều 6.1 của dự thảo đưa ra 2 phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, nhà hàng, khách sạn, sơ sở đào tạo, nghiên cứu, sơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.

Phương án 1 giữ nguyên mức thuế 10% như hiện tại. Phương án 2 tăng lên mức 15%.

Theo VCCI, hiện nay, biểu giá nước sạch do các địa phương ban hành đều đã có sự phân biệt giữa các nhóm người sử dụng như hộ gia đình, đơn vị hành chính và đơn vị kinh doanh, dịch vụ. Ví dụ, theo Thông báo 1268/NS-TB ngày 01/09/2015 của của Công ty nước sạch VIWACO thì các khách hàng tại khu vực Tây Nam Hà Nội thì giá nước dành cho các cơ sở sản xuất là 13.357 đồng/m3, cơ sở kinh doanh dịch vụ là 25.387 đồng/m3, đơn vị hành chính sự nghiệp là 11.448 đồng/m3, các hộ gia đình chủ yếu ở mức 6.869 đến 9.969 đồng/m3. Tại các địa phương khác, dù có sự khác biệt về mức giá cụ thể, song giá nước sạch dành cho cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ luôn cao hơn các cơ sở hành chính, sự nghiệp và hộ gia đình.

 Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định về phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải. Dự thảo kế thừa các quy định còn phù hợp, nhưng sẽ quy định cụ thể mức phí đối với từng đối tượng, đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường từ nước thải có trách nhiệm nộp phí BVMT.

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định về phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải. Dự thảo kế thừa các quy định còn phù hợp, nhưng sẽ quy định cụ thể mức phí đối với từng đối tượng, đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường từ nước thải có trách nhiệm nộp phí BVMT.

Như vậy, tương ứng với mức phí bảo vệ môi trường 10% thì xét về giá trị tuyệt đối, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã phải trả phí nhiều hơn so với các nhóm chủ thể khác. Do đó, VCCI khẳng định việc tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là không cần thiết.

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo chọn Phương án 1 như trong dự thảo.

Bỏ chi phí cố định ra khỏi phí bảo vệ môi trường

Dự thảo quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp gồm mức phí cố định cộng với phí biến đổi. Trong đó, phí cố định được là 2 triệu đồng/năm còn phí biến đổi phụ thuộc vào khối lượng và mức độ độc hại của chất thải. Quy định này sẽ dẫn đến việc một số cơ sở sản xuất (quy định tại Điều 2.2 của Dự thảo) dù không xả bất kỳ một giọt nước thải nào ra môi trường cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 148.2 của Luật Bảo vệ môi trường quy định mức phí bảo vệ môi trường được quy định dựa trên 3 cơ sở (1) khối lượng chất thải, quy mô tác động đến môi trường; (2) mức độ độc hại của chất thải; và (3) sức chịu tải của môi trường. Các tiêu chí này chỉ phù hợp với phần phí biến đổi, mà không phù hợp với phần phí cố định. Phần chi phí cố định không phản ánh bất kỳ một tác động nào đến môi trường. Nói cách khác, việc đưa phần phí cố định vào công thức tính tại dự thảo này là không phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ phần phí cố định ra khỏi tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VCCI: Không nên tăng phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO