VCCI: Xem xét lại điều kiện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá

Đỗ Huyền 06/11/2019 05:00

VCCI cho rằng, việc nâng cao điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá chưa phù hợp, chưa thuyết phục, cần đánh giá kỹ hơn.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản lời Công văn số 11809/BTC-QLG của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.

Dự thảo bổ sung điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo bổ sung Điều 8b vào sau Điều 8 của Nghị định 89/2013/NĐ-CP.

Theo đó, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định phải đảm bảo yêu cầu là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, có ít nhất 3 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề và ký ít nhất 30 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định phải đảm bảo yêu cầu là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, có ít nhất 03 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề và ký ít nhất 30 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

Theo Dự thảo, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá phải đảm bảo yêu cầu là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, có ít nhất 3 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề và ký ít nhất 30 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá.

VCCI cho rằng quy định trên cần được xem xét ở một số điểm sau:

Thứ nhất, về tính thống nhất, VCCI cho rằng Điều 39 Luật Giá quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá theo từng loại hình, trong đó quy định cụ thể về điều kiện của người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp “phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp”.

Luật Giá không trao quyền cho Chính phủ hướng dẫn điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giá quy định tại Điều 39. Như vậy, việc Dự thảo bổ sung thêm điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là chưa phù hợp với Luật Giá.

Thứ hai, về tính hợp lý, VCCI cho rằng đây là quy định khá khắt khe về điều kiện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và dự báo sẽ ít doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện này. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường thẩm định giá sẽ có nhiều doanh nghiệp buộc phải rút lui và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đây là điều mà Ban soạn thảo chưa đánh giá tác động và thể hiện rõ nét trong Tờ trình.

Thứ ba, về mục tiêu quản lý nhà nước, giải trình tại Tờ trình thì việc bổ sung điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là vì theo quy định hiện hành điều kiện của những đối tượng này không khác đối với thẩm định viên về giá, chính vì vậy một số thẩm định viên mới được cấp Thẻ thẩm định viên về giá, chưa có kinh nghiệm đã đăng ký hành nghề với tư cách người đại diện theo pháp luật, tổng giám đốc, giám đốc và để thu hút khách hàng thường cạnh tranh bằng cách hạ giá dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Điều kiện này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá dịch vụ thẩm định giá.

Theo VCCI, giải trình về việc này trên cần được xem xét ở góc độ:

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37 Luật Giá thì thẩm định viên về giá “ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá”. Như vậy, chất lượng của Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá sẽ phụ thuộc vào thẩm định viên về giá, chứ không phải người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc.

Việc quản lý nhà nước tránh tình trạng hạ giá nhưng giảm chất lượng dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh cần thực hiện các giải pháp hậu kiểm, thông qua các hiệp hội nghề nghiệp… chứ không nên áp đặt các điều kiện giảm cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

    05:00, 01/11/2019

  • VCCI đề xuất bỏ lệ phí môn bài

    09:44, 17/10/2019

  • VCCI khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cảnh giác với một số công ty Ma rốc

    11:30, 10/10/2019

Ngoài ra, Điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Giá quy định, doanh nghiệp thẩm định giá phải “mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp”.

"Việc chất lượng báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp kém chất lượng, gây thiệt hại cho khách hàng thì quy định về trách nhiệm bảo hiểm trong Luật Giá cũng là giải pháp bồi thường thiệt hại và buộc doanh nghiệp thẩm định giá phải chú trọng hơn đến chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp khách hàng sử dụng các giải pháp tư pháp như kiện ra toà để đòi bồi thường thiệt hại", VCCI khẳng định.

Từ những phân tích trên cho thấy, VCCI cho rằng, việc nâng cao điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc chưa phù hợp, chưa thuyết phục, cần đánh giá kỹ hơn, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc để sửa đổi không áp đặt thêm điều kiện cho người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc của doanhh nghiệp.

Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ khoản 2 Điều 1 Dự thảo bổ sung Điều 8b vào sau Điều 8 của Nghị định 89/2013/NĐ-CP.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VCCI: Xem xét lại điều kiện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO