Trong gần 5 năm qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) liên tục thua lỗ.
>> Vì sao Vinaconex 9 đối diện án hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc?
Tính tính 31/12/2021, tổng lỗ lũy kế của VCR đã tăng lên tới 236,7 tỷ đồng, bằng 11,3% tổng vốn điều lệ của công ty này.
Theo BCTC quý IV/2021 của VCR, doanh thu đạt 78,83 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận doanh thu, và lợi nhuận sau thuế là 3,4 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 6,86 tỷ đồng.
Do trong các quý 1, 2 và 3/2021, VCR không ghi nhận doanh thu, nên lũy kế năm 2021 VCR ghi nhận doanh thu 78,83 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 7,11 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 14,54 tỷ đồng.
Xét về dòng tiền, trong năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của VCR tiếp tục âm tới 832,5 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 1.216,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp này cũng âm 1.073,4 tỷ đồng.
Trong năm 2021, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 241,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.993,7 tỷ đồng lên 4.234 tỷ đồng. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới dòng tiền kinh doanh của VCR bị âm.
236,7 tỷ đồng là khoản lỗ lũy kế của VCR tính đến ngày 31/12/2021, bằng 11,3% vốn điều lệ của công ty này.
VCR là chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina, tọa lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. Dự án này có quy mô hơn 172ha, được khởi công từ tháng 11/2020 với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 10.941 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án Cát bà Amatina vẫn trong giai đoạn thực hiện các thủ tục xin giấy phép trong thời gian qua.
Tuy nhiên đến nay, Công ty đã hoàn thành thủ tục cấp đổi quyết định giao đất, cơ bản hoàn thành việc xây dựng 99/99 lô biệt thự khu A1, hoàn thành xây dựng khu văn phòng điều hành Dự án Cát bà Amatina. Với tín hiệu tích cực này, VCR kỳ vọng sẽ đảo ngược lỗ thành lãi trong năm nay.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2022, VCR đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 506,5 tỷ đồng, gấp 6 lần thực hiện trong 2021, qua đó chuyển lỗ thành có lãi trước thuế 104,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế VCR dự kiến thu về hơn 84 tỷ đồng.
>> Vinaconex: Giã từ An Khánh để vươn lên
Cuối năm 2020, VCR phát hành 144 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược, nhằm tăng gấp 5 lần vốn điều lệ lên 1.800 tỷ đồng. Khi đó, Vinaconex đã không tham gia đợt chào bán riêng lẻ này, dẫn tới tỷ lệ sở hữu tại VCR giảm từ 54% xuống còn 10,7% vốn điều lệ.
Đến tháng 8/2021, VCR đã phát hành 30 triệu cổ phiếu hoán đổi 3 triệu trái phiếu cho trái chủ Vinaconex, theo đó vốn điều lệ của VCR đã tăng lên 2.100 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu của Vinaconex tại VCR tăng lên 23,47% vốn điều lệ.
Mới đây, Vinaconex đã đăng ký mua thêm 57,82 triệu cổ phiếu VCR để gia tăng tỷ lệ sở hữu. Nếu giao dịch thành công, Vinaconex sẽ trở thành công ty mẹ của VCR với tổng lượng sở hữu 107,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 51%)…
Tuy nhiên, với việc siết chặt thị trường trái phiếu, cũng như siết chặt tín dụng bất động sản, trong khi triển vọng huy động vốn qua phát hành cổ phiếu không còn dễ dàng, thì VCR cũng sẽ khó xoay xở thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, VCR hiện vẫn chủ yếu dựa vào dự án Cát Bà Amatina, mà chưa có các dự án gối đầu, tạo doanh thu bền vững. Do đó, triển vọng của VCR vẫn còn mịt mù.
Có thể bạn quan tâm