Tiêu chí sinh tồn của một nước Mỹ đa sắc tộc, đó là thượng tôn lợi ích cá nhân thì mới có sáng tạo và tiến bộ.
Tháng 3 và 4 năm nay Việt Nam bất ngờ đón hàng nghìn người Việt ở Mỹ cấp tập về nước. Ngoài việc họ trở về với tư cách là những người con xa xứ, còn là cuộc trốn chạy khỏi lưỡi hái tử thần mang tên COVID-19.
Cuộc hồi hương của người Việt đồng thời đặt ra hai mệnh đề song song với nước Mỹ: Kinh tế quan trọng hay an sinh xã hội sẽ quyết định mọi thứ? Nhưng dù sao đi nữa, người Mỹ đang mắc kẹt trong bối cảnh đấu đá chính trị căng thẳng.
Ở Mỹ có một khái niệm văn hóa đã phổ biến “Nồi hầm nhừ” (Melting-pot). Dân Mỹ ai cũng hiểu điều này. Có thể hiểu đó là nơi mà rất nhiều nền văn hóa đan xen, trà trộn, thẩm thấu. Là người Mỹ thực thụ phải “nhừ” tất cả những giá trị văn hóa khác nhau.
Crèveoeur (1735 - 1813), đã nói rằng: “Những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một chủng tộc mới, và từ đó sẽ xuất hiện con người mới nhiều đặc điểm”. Quan hệ với Mỹ cần hiểu đặc tính này của người Mỹ.
Làn sóng di cư đến Mỹ cũng vì “giấc mơ Mỹ” là sự giàu có, thịnh vượng để rũ bỏ tấm áo choàng hạ đẳng. Song, đó chỉ là tuyên truyền. “Nồi hầm nhừ” không chia đều cho tất cả và người Mỹ sống đối diện với nhau hơn là kề vai sát cánh.
Đại dịch COVID-19 vừa rồi, bạn tôi một người làm Nails ở California kể, trên đường đi làm về cậu ấy vừa nghe tiếng xe cứu thương hú lên gần chổ ở, một người vừa được chở về nhà lần cuối sau khi tử vong do dịch. Nhưng cậu ấy phải tập cho mình thói quen “không bận tâm” về nỗi đau ấy. Vì đây là nước Mỹ!
Tôi bắt đầu hoài nghi về “Nồi hầm nhừ”. Một người tử vong tại Mỹ có liên quan đến chính quyền sẽ là rất khác nếu như đó là người gốc Phi. Hoặc, người Anglo-Saxon ở Mỹ đã có sẵn cho mình “thế giới quan” khác biệt vì họ là những người khai phá, thống trị phần lớn Bắc Mỹ cách đây mấy thế kỷ.
Để phù hợp với không gian mới, người ta phải từ bỏ nếp sống cũ để chạy đua tìm kiếm tiền bạc, khẳng định mình. Tiêu chí sinh tồn của một nước Mỹ đa sắc tộc, đó là thượng tôn lợi ích cá nhân thì mới có sáng tạo và tiến bộ.
Nói về văn hóa Mỹ không thể không nhắc đến Triết học Mỹ, nó là loại triết thuyết dấn thân, chủ động lãng tránh những mối quan hệ kinh điển mà triết học truyền thống thường lấy làm bệ đỡ. Thay vào đó Triết học Mỹ như là công cụ để cá nhân gia tăng lợi ích, hoạt động sống hiệu quả...
Tính “cá nhân” của người Mỹ giúp họ đa dạng ý tưởng và sáng tạo. Nhưng nước Mỹ cũng không ít lần lao đao vì nét văn hóa này. Bởi nó rất hay được “sử dụng” phục vụ cho mục đích chính trị.
Dịch COVID-19 khiến hơn 40 triệu người Mỹ mất việc làm vì phong tỏa. Nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu ngấm đòn mạnh. Nhưng đã hơn nửa năm, Tổng thống Trump và Chủ tịch Hạ viện Pelosi không nói với nhau câu nào!
Nhiệm vụ mở cửa trở lại nền kinh tế trở nên khó khăn vì ông Trump không tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền các bang. Và, để hạ bệ Tổng thống, đảng Dân chủ và phe đối lập đã sử dụng mọi biện pháp. Bất chấp thảm trạng của nền kinh tế và đời sống dân chúng.
Những diễn biến nóng bỏng nhất tại Mỹ lúc này là màn đấu đá giữa ông Trump và Joe Biden. Việc tập trung hàng triệu người “yêu mến” mình tại thành phố Tulsa để nghe thuyết trình về tương lai đất nước 5 năm tiếp theo - ông Trump đã bỏ qua nguyên tắc chống dịch tối quan trọng.
Ở phía bên kia - đảng Dân chủ, tuy kiểm soát Hạ viện, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân, vẫn trung thành với mục tiêu lớn nhất là tìm mọi cách hạ uy tín đương kim Tổng thống.
Thời điểm cuối tháng 4, khi COVID-19 chỉ mới xuất hiện ở New York, chính quyền Trump đã tính tới việc phong tỏa đất nước. Tuy nhiên ở thành phố Denver, bang Colorado đã có biểu tình chống lệnh phong tỏa!
Cuộc tranh luận nên mở cửa hay tiếp tục phong tỏa cuối cùng đổ hết hậu quả lên hàng trăm ngàn nhân mạng, hàng triệu người nhập viện vì mắc bệnh. Thực tế, ông Trump chỉ cần một nền kinh tế mạnh là đủ để đảm bảo cho uy tín của mình.
Tổng thống Trump chưa bao giờ tỏ ra “lo lắng” trước đại dịch, thậm chí ông còn ví COVID-19 với cúm mùa thông thường. Và hệ quả là nước Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới; số lượng người thất nghiệp bằng dân số của các nước như Uganda, Tây Ban Nha, Ukraina...; nền kinh tế đối diện nguy cơ “siêu phá sản”.
Còn tiếp...
Có thể bạn quan tâm
05:50, 22/06/2020
11:20, 01/06/2020
06:30, 17/04/2020
07:00, 04/03/2020
06:00, 06/02/2020
06:00, 16/09/2019