VGT “lao đao”

Diendandoanhnghiep.vn Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Biến động ROEA và ROAA của VGT trong giai đoạn 2014-2019

Biến động ROEA và ROAA của VGT trong giai đoạn 2014-2019

Trước thực trạng này, VGT rất thận trọng trong kế hoạch kinh doanh năm 2020 khi chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất đạt hơn 381 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2018.

Bi quan về triển vọng

Năm 2020 là năm khó khăn đối với ngành dệt may, đặc biệt với ngành sản xuất sợi do ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19. Thị trường xuất khẩu của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn bị thu hẹp, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Giá bông, sợi biến động thất thường, giá bán giảm mạnh hơn giá thành dẫn đến lợi nhuận chung của Tập đoàn sụt giảm mạnh.

156 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2020 của VGT, giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế của VGT chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 716,3 tỷ đồng và hoàn thành được 91% mục tiêu kế hoạch. Với kết quả đạt được, HĐQT VGT trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, trong đó dành 250 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông.

Trước tình hình khó khăn do đại dịch COVID-19, Ban Lãnh đạo VGT đặt mục tiêu doanh thu và lãi trước thuế hợp nhất lần lượt đạt gần 14.641 tỷ đồng và 381,6 tỷ đồng, giảm 27% và 50% so với thực hiện năm trước. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận theo kế hoạch thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Hiệu quả sinh lời thấp

Từ giữa tháng 03/2020, khi các nhà máy Trung Quốc tái hoạt động, doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu được cung cấp nguyên liệu trở lại. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc dịch bùng phát ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, dẫn đến các đơn hàng của VGT bị hoãn hoặc hủy.

So với những doanh nghiệp cùng ngành, VGT có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) khá thấp. ROAA và ROEA của VGT năm 2019 chỉ đạt lần lượt 2,49% và 6,51%.

Chuyên gia kiểm toán Nguyễn Hữu Huân cho rằng, nếu VGT không cải thiện các chỉ tiêu sinh lời nói trên, thì sẽ khó thu hút dòng tiền của nhà đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Tính từ 2/2018 đến tháng 6/2020, cổ phiếu VGT đã giảm khoảng 50% giá trị, hiện chỉ xoay quanh 8.000 đồng/cổ phiếu.

Cơ hội nào cho VGT?

Về dài hạn, các Hiệp định thương mại EVFTA và CPTPP vẫn là các yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành dệt may nói chung và VGT nói riêng. Tuy nhiên, sự phục hồi sau dịch vẫn là vấn đề cần giải quyết để VGT có thể trụ vững. Cho đến thời điểm này, nhờ sản xuất khẩu trang, VGT đã vực dậy được một phần hoạt động.

Theo thống kê của Bộ Công Thương về 50 doanh nghiệp có báo cáo, công suất sản xuất khẩu trang nội địa đã đạt 8 triệu chiếc/ngày, tương đương gần 200 triệu chiếc/tháng. Chất liệu vải kháng khuẩn được sử dụng để làm khẩu trang kháng khuẩn có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc mà không gặp nhiều khó khăn…

Trong số các nhà sản xuất khẩu trang, VGT cũng đang cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp, như: TNG, M10, MSH, TCM, TVT… Đây là những doanh nghiệp nắm bắt cơ hội rất nhanh để sản xuất khẩu trang vải và khẩu trang y tế phục vụ trong nước và xuất khẩu. Sản xuất ngành nghề chính khép lại nhưng sản xuất khẩu trang là cơ hội và cũng là thách thức đối với VGT. 

Dệt may vẫn trong thế khó

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), từ nửa cuối tháng 3 đến nay, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giãn, hoãn giao hàng hay thậm chí là hủy hợp đồng. Dự kiến lượng đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 của ngành có thể giảm khoảng 70% so cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, sản xuất khẩu trang đã làm dịu bớt nỗi đau của ngành dệt may Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp may mặc đã đầu tư vào sản xuất khẩu trang vải và khẩu trang y tế như một giải pháp để ứng phó với dịch bệnh.

Cho đến nay, tình trạng gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu không còn là vấn đề lớn do dịch bệnh đã được kiểm soát cơ bản tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn đến từ phía cầu. Theo VNDirect, doanh thu nội địa của các nhà sản xuất dệt may lớn có thể tăng do sản xuất và tiêu thụ khẩu trang, nhưng doanh thu xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VGT “lao đao” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713985392 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713985392 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10