[COVID-19] Vinatex đuối sức đường trường

Khánh Hà 22/04/2020 04:00

Mặc dù nhanh chóng sản xuất khẩu trang để bù đắp thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng Vinatex vẫn “khát” đơn hàng mới khi xuất khẩu khẩu trang chưa thể xem là mặt hàng chiến lược.

Trong kịch bản xấu, nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị đóng cửa lâu hơn, Vinatex sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, dẫn tới nhiều nhà máy có quy mô vừa và nhỏ buộc phải dừng hoạt động.

Nhanh chóng bắt "trends"

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch, ngay từ những ngày đầu xuất hiện đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Tập đoàn Dệt May (Vinatex) cùng đơn vị thành viên triển khai nhanh sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống dịch.

Tính đến 15/4, Vinatex đã cung ứng thị trường trong nước khoảng 80 triệu chiếc khẩu trang và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước. Với việc sản xuất khẩu trang hiện tại đang giúp Vinatex giải quyết việc làm cho 20% số lao động bị thiếu việc.

Vinatex vẫn “khát” đơn hàng mới khi xuất khẩu khẩu trang chưa thể xem là mặt hàng chiến lược

Vinatex vẫn “khát” đơn hàng mới khi xuất khẩu khẩu trang chưa thể xem là mặt hàng chiến lược.

Vừa qua, Vinatex cũng đưa ra thị trường sản phẩm mới khẩu trang vải 3 lớp chống giọt bắn, kháng khuẩn đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế theo Quyết định số 870 và đang xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này sang một số quốc gia Châu Âu và Mỹ như Séc, Hungary, Canada, Mỹ nhằm bù đắp một phần đơn hàng may mặc bị thiếu hụt.

Trong quý 1, doanh thu nội địa tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên doanh thu xuất khẩu sụt giảm khiến doanh thu của Tập đoàn giảm 7% so cùng kỳ năm ngoái, thực hiện 20% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, việc sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn đã giúp Vinatex và các đơn vị thành viên bù đắp phần thiếu hụt của các sản phẩm truyền thống.

Tuy nhiên, nói về việc sản xuất khẩu trang, đại diện Vinatex cho biết: "Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong các giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may duy trì việc làm cho người lao động, chờ dịch bệnh qua đi để khôi phục lại sản xuất, chưa thể coi là mặt hàng chiến lược khi nhu cầu khẩu trang chỉ mang tính thời điểm".

Mối lo hậu COVID-19

Đánh giá về tác động của dịch COVID-19, ông Cao Hữu Hiếu Phó Tổng Giám đốc Vinatex cho rằng quý I/2020 chưa bị tác dụng nhiều do doanh nghiệp sử dụng hết nguyên liệu mua dự trữ trước đó và hiện tượng các nhà mua hàng ở châu Âu và Mỹ hoãn và hủy bắt đầu từ 2 tuần cuối tháng 3 đến nay.

Tuy nhiên, hiện tại, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu và Mỹ bước đầu đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất, nhưng các nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, các cửa hàng bán lẻ chưa được mở cửa cho đến đầu tháng 5, dẫn đến các đơn hàng tiếp tục bị hoãn, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có. Những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân - Hè, đúng thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu nên khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành hủy, thời gian hoãn hợp đồng cũng cũng kéo dài lên đến 3 – 6 tháng.

Ngành dệt may của Việt Nam đang gặp phải không ít khó khăn do giảm đơn hàng đột ngột và điều này có thể trở thành cú sốc với các nhà sản xuất hàng may mặc, trong đó, Vinatex dự tính sẽ phải cho tới 50.000 công nhân nghỉ việc tạm thời.

Tổng giám đốc Vinatex, ông Lê Tiến Trường, cho biết: "Khi mọi thứ đình trệ, 30% đến 50% công việc sẽ mất đi vào tháng 5". Hiện Vinatex có khoảng 200 nhà máy tại Việt Nam và hơn 100.000 công nhân.

Tác động của dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu vào tháng 2, khiến việc thu mua vải bị đình trệ. Và khi mọi thứ trở lại bình thường hơn vào tháng 3, làn sóng thứ hai đã giáng một đòn mạnh và ngành công nghiệp dệt may.

Nhu cầu may mặc ở Mỹ và châu Âu đã giảm mạnh do người tiêu dùng phải ở nhà để ngăn chặn bùng phát dịch. Vì vậy, các nhà cung cấp đã hủy đơn đặt hàng cũ và tạm dừng đơn hàng mới.

Tại Việt Nam, nhiều thành phố như Hà Nội đã cấm đi lại khi không cần thiết. Tuy nhà máy được phép mở cửa nhưng đơn hàng đều đã bị tạm ngừng hoặc hủy. Một số nơi chuyển sang sản xuất khẩu trang để bù đắp cho hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương Việt Nam, đơn hàng dệt may và giày dép có thể giảm khoảng 70% giá trị trong tháng 4 và tháng 5. Vinatex sẽ mất 1.000 tỷ đồng (khoảng 42,4 triệu USD) ngay cả khi dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng 5. Con số này gần gấp đôi lợi nhuận ròng của Vinatex (510 tỷ đồng) trong năm ngoái. Nếu hoạt động kinh tế bị hạn chế lâu hơn, Vinatex có thể sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, dẫn tới một số nhà máy vừa và nhỏ của Vinatex sẽ phải ngừng hoạt động.

"Với năm 2020, chữ “tồn tại” phải được coi là “thắng” với doanh nghiệp", ông Trường nói.

Có thể bạn quan tâm

  • [DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinatex chịu áp lực từ tài chính đến lao động

    [DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinatex chịu áp lực từ tài chính đến lao động

    11:00, 17/04/2020

  • "Tâm thư" của Tổng giám đốc Vinatex: Lấy cái tâm yêu thương chân thành làm gốc

    03:14, 01/04/2020

  • Vinatex sắp ra mắt khẩu trang mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phòng dịch

    Vinatex sắp ra mắt khẩu trang mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phòng dịch

    00:00, 13/03/2020

  • Vinatex huy động doanh nghiệp sản xuất khẩu trang kháng khuẩn

    Vinatex huy động doanh nghiệp sản xuất khẩu trang kháng khuẩn

    15:00, 04/02/2020

Theo khảo sát mới nhất của Liên minh các nhà sản xuất dệt may quốc tế, các đơn hàng dệt may trên thế giới ước tính doanh số năm 2020 dự kiến giảm 29% so với trung bình của năm trước. Chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, chi phí gia tăng.

Tuy nhiên thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp dệt may toàn cầu là dòng tiền, yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dệt may, dòng tiền nằm ở hàng hóa, vòng quay luân chuyển hàng hóa bị dừng đồng nghĩa không có dòng tiền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[COVID-19] Vinatex đuối sức đường trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO