Hàng loạt dự án điện mặt trời được khởi công để chạy đua với ưu đãi.
Mới đây, dự án trang trại điện mặt trời Gelex công suất 50 MWp, tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng, đã được đưa vào khởi công. Dự kiến dự án sẽ đưa vào vận hành vào tháng 6/2019. Theo đó, hàng năm trang trại điện mặt trời Gelex Ninh Thuận sẽ đóng góp một lượng điện năng với công suất khoảng 82 triệu kWh cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực. Dự án gốm khu vực lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, các trạm inverter; một trạm biến áp 22kV/110kV và đường dây 110kV mạch kép được đấu nối chuyển tiếp lên đường dây 110kV Ninh Thuận 1 hiện hữu.
Có thể bạn quan tâm
16:46, 20/04/2018
11:11, 10/05/2018
Đây chỉ là 1 trong số khoảng gần 200 dự án điện mặt trời với tổng công suất lên tới khoảng 16.000 MWp đã được các tỉnh và nhà đầu tư đề xuất tới Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch.
Lý giải một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án đầu tư vào điện mặt trời đang “tăng tốc” triển khai các dự án, một doanh nghiệp có dự án đầu tư điện mặt trời quy mô 47MW tại khu vực Tây Nguyên đã từng cho biết, doanh nghiệp đang chạy đua và phải đưa nhà máy điện mặt trời vào vận hành thương mại trước tháng 6/2019, để được hưởng giá điện 9,35Uscent/kWh theo quyết định 11/2017/QĐ-TTg. Nếu dự án bị muộn, doanh nghiệp sẽ không thể biết được giá điện liệu có “bấp bênh” sau thời điểm tháng 6/2019.
So với mức giá bán lẻ điện sinh hoạt đang ở mức bình quân khoảng hơn 1,7 nghìn đồng/kWh, mức giá bán điện 9,35Uscent/kWh là mức giá cao hơn, hiệu quả dự án tốt hơn nếu được triển khai suôn sẻ.
Vì vậy, trước hoạt động chạy đua để tăng tốc triển khai các dự án điện mặt trời đã khiến cho tổng quy mô công suất các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung vào quy học phát triển điện lực là khá lớn và cũng đã vượt hơn nhiều so với quy mô phát triển điện mặt trời dự kiến đến năm 2020 trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt.
Tuy nhiên, để “tăng tốc” các dự án nêu trên các nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị đầu tư từ trước. Ví dụ như nhà đầu tư nêu trên đã có sự chuẩn bị trước từ 3 năm trước. Bởi, phần đường dây từ dự án tới điểm đấu nối được thoả thuận dài 3,5km cũng đang khiến doanh nghiệp khó khăn dù nhà đầu tư không phải lo lắng về phần đất để lắp đặt trang trại điện mặt trời.
Theo các nhà đầu tư, với chiều dài 3,5km cũng gây ra nhiều chi phí cho nhà đầu tư.
Ví dụ, nếu chi phí cho giá thiết bị năng lượng chỉ dừng ở khoảng 600.000 USD/MWp công suất đặt, tuy nhiên để vận hành được dự án, chi phí dựng các tấm palnel, đường dây để đấu nối với hệ thống có thể tiêu tốn khoảng 1 triệu USD/MWp công suất lắp đặt, theo ước tính của nhà đầu tư.
Vì vậy theo các nhà đầu tư, không phải đường dây truyền tải ở gần mà có thể đấu nối các dự án điện mặt trời, vì điều này hoàn toàn mà phụ thuộc công suất hiện hữu của đường truyền tải. Bên cạnh đó hoạt động giải phóng mặt bằng, đền bù đều tốn nhiều thời gian.
Đây được xem là những khó khăn đang được nhà đầu tư đầu tư vào các dự án điện mặt trời chỉ ra.