Vì sao Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển?

Diendandoanhnghiep.vn Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, giá dịch vụ cảng biển của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực, nên cần được điều chỉnh tăng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra lấy ý kiến về dự thảo Thông tư ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cảng biển tại Việt Nam. Thông tư này sẽ thay thế Quyết định số 3863/QĐ-BGTVT ngày 1/12/2016 ban hành biểu khung giá dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.

2 phương án tăng giá

Dự thảo Thông tư nói trên đưa ra 2 phương án điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển. Đối với phương án 1, giá dịch vụ sẽ điều chỉnh theo hướng: Khung giá dịch vụ cầu bến, phao neo đối với khách du lịch tối thiểu là 2,5 USD/người/lượt, tối đa là 5 USD/người/lượt; Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực I tăng từ 30 USD/cont20’, 45 USD/cont40’ lên 33 USD/cont20’ và 55 USD/cont40’. Riêng khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực ĐBSCL giảm 50% so với khung giá ở dịch vụ tương tự ở khu vực III.

Với phương án 2, khung giá dịch vụ cầu bến, phao neo đối với khách du lịch tối thiểu là 5 USD/người/lượt, tối đa là 15 USD/người/lượt; Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực 1 tăng bằng giá khu vực 3, áp dụng theo lộ trình: năm 2019 là 33 USD/cont20’ và 50 USD/cont40’ (tăng 10%), năm 2019 là 37 USD/cont20’ và 56 USD/cont40’ (tăng 20%), năm 2030 là 41 USD/cont20’ và 62 USD/cont40’ (tăng 30%).

Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, giá dịch vụ cảng biển của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực, nên cần được điều chỉnh tăng.

Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, giá dịch vụ cảng biển của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực, nên cần được điều chỉnh tăng.

Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất được điều chỉnh hướng: khu vực Lạch Huyện điều chỉnh tăng khoảng 10% so với mức quy định tại Quyết định số 3863, lộ trình đến năm 2021, tăng từ 46 USD/cont20’, 68 USD/cont40’ lên 52  USD/cont20’ và 77 USD/cont40’. Khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải tăng 10% so với hiện tại, từ 46 USD/cont20’, 68 USD/cont40’ lên 52  USD/cont20’ và 77 USD/cont40’. Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 50% so với khung giá ở dịch vụ tương tự ở khu vực III. 

Giá dịch vụ cảng biển của Việt Nam đang ở mức rất thấp

Ông Lê Huy Hiệp, Chủ tịch hiệp hội logistics Việt Nam cho rằng, kết nối hệ thống hạ tầng hiện nay chưa tốt nên chi phí logistics còn cao, chưa hợp lý trong khi cần phát huy cảng biển đường thủy nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ. Dịch vụ tại cảng biển cần tăng lên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ tại cảng biển sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp cảng biển trong việc có thêm nguồn lực tái đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng kết nối. Đồng thời, mức giá thành dịch vụ tại từng cảng biển không tương đồng, mức khung giá một số dịch vụ được xây dựng từ năm 2013-2014 không còn phù hợp. Trong đó, khung giá xếp dỡ container, giá dịch vụ hành khách đối với tàu khách tại các cảng biển Việt Nam ở mức rất thấp so với khu vực.

Về khung giá dịch vụ tại cảng biển, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công khẳng định, hiện nay, giá dịch vụ xếp dỡ container tại cảng biển của Việt Nam cũng đang ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực khi khu vực cảng Hải Phòng chỉ có khoảng 30 USD/cont20’/1 lần xếp dỡ, Đà Nẵng khoảng 45 USD/cont20’/1 lần xếp dỡ, TP Hồ Chí Minh khoảng 41 USD/cont20’/1 lần xếp dỡ, trong khi ở Campuchia hiện tại là 65 USD/cont20’/1 lần xếp dỡ, Malaysia là 52 USD/cont20’/1 lần xếp dỡ, Hồng Kông lên tới 130 USD/cont20’/1 lần xếp dỡ.

“Mức giá xếp dỡ container tại cảng biển Việt Nam cần phải được nâng lên để các doanh nghiệp, ngoài việc thu bù chi, còn có thể có lợi nhuận để tích lũy, tái cơ cấu và đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết.

Về vấn đề giá dịch vụ hành khách đối với tàu khách, ông Công cho rằng đây cũng là vấn đề cần phải được cải thiện. Những năm trước, mỗi hành khách khi cập cảng sẽ nộp cho cảng từ 0,9 - 1,1 USD/lượt trong khi mức giá này ở cảng biển Singapore và Nhật Bản hiện khoảng 8 USD, cảng biển tại Hồng Kông khoảng 14 USD. “Giá thấp nên các doanh nghiệp cảng ở Việt Nam dù vừa đón tàu khách, vừa kết hợp đón tàu hàng nhưng nhiều khi thu không đủ chi. Việc đề nghị các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng cảng chuyên dùng đón khách cũng rất trắc trở, hầu hết các doanh nghiệp đều không tính được phương án hoàn vốn bởi giá dịch vụ quá thấp”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nhận định.

Vì vậy, trên cơ sở khung giá dịch vụ tại cảng biển của dự thảo thay thế, đại diện các cảng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Chân Mây... cũng bày tỏ mong muốn giá dịch vụ hành khách đối với tàu khách có thể tăng thêm từ 2,5 - 15 USD theo lộ trình và đặc điểm từng khu vực cảng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714061618 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714061618 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10