Vì sao cần đào tạo liêm chính cho doanh nghiệp mới?

Diendandoanhnghiep.vn Nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng cho Doanh nghiệp mới tại Việt Nam.Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình Đào tạo về kinh doanh liêm chính.

 Tuân thủ về liêm chính

Theo điều tra của Tổ chức Hướng tới minh bạch TT, trên 90% thanh niên đều hiểu và ý thức được liêm chính trong kinh doanh. Tuy nhiên để thực hiện được điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về nhận thức nguy cơ rủi ro và kiến thức pháp luật.

Cần đào tạo kinh doanh liêm chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Cần đào tạo kinh doanh liêm chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2020 và dự án "Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng cho Doanh nghiệp mới tại Việt Nam", Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ Thịnh Vượng Anh và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình Đào tạo Giảng viên nguồn TOT khởi nghiệp về kinh doanh liêm chính dành cho các hội viên là cố vấn khởi nghiệp, giảng viên cao đẳng/đại học, chuyên gia đã từng tham gia các hoạt động đào tạo, giảng dạy về khởi nghiệp tại nhiều địa phương trên toàn quốc.

Trải qua 17 năm đào tạo về chương trình khởi nghiệp, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp nhận thấy doanh nghiệp mới khởi nghiệp với đội ngũ lãnh đạo trẻ chưa hiểu hết về tác hại, rủi ro trong kinh doanh khi thiếu đi phẩm chất liêm chính. Trong đó thiếu liêm chính là nguyên nhân chủ đạo gây nên hành vi đưa lotbi, hối lộ và hình thành các dấu hiệu về tham nhũng.

Để giúp cho các học viên có tầm nhìn xa hơn trong hoạt động kinh doanh liêm chính, Ban tổ chức đã đưa vào chương trình học những nội dung liên quan đến vấn đề liêm chính, minh bạch, phòng chống tham nhũng, hối lộ trong kinh doanh vào mỗi bài học.

à Catherine Phuong - Trưởng phòng Quản trị Công - Chương trình Phát triển liên hợp Quốc UNDP Việt Nam

Bà Catherine Phuong - Trưởng phòng Quản trị Công - Chương trình Phát triển liên hợp Quốc UNDP Việt Nam

Đây là nội dung thiết thực giúp cho các học viên sau khi học xong sẽ trở thành những giảng viên, cố vấn có đầy đủ kiến thức về liêm chính để sau này có thể truyền tải phổ biến cho toàn bộ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới nhận thức được về phẩm chất, giá trị của liêm chính ngay từ khi bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp được hình thành.

Bên cạnh đó theo số liệu từ phòng Quản trị công thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam thì mỗi năm Việt Nam có hơn 13.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Và đa phần được dẫn dắt từ những lãnh đạo trẻ tuổi, chiếm khoảng 55% tỷ lệ doanh nhân ở Việt Nam.

Do đó đào tạo được liêm chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp, sẽ giúp giảm được chi phí vận hành rủi ro cho doanh nghiệp, tạo môi trường tự do công bằng - có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh được cạnh tranh lành mạnh.

Không những vậy, đến nay Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như CTTPP và EVFTA, EVIPA...Nếu được hưởng lợi về thuế quan thì bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia "luật chơi" mới, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của EU trong đó điều khoản quy định về liêm chính trong kinh doanh được đặt lên hàng đầu.

Phân tích rõ hơn về vấn đề này bà Đỗ Thanh Huyền chuyên gia phân tích chính sách công thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cho biết: Từ năm 2011- 2019 tổ chức đa đánh giá về mức độ liêm chính trong khu vực công và mối quan hệ với khu vực tư qua chỉ số PAPI, gồm 6 chỉ số nội dung được cấu thành bởi các chỉ tiêu đánh giá không thay đổi qua các năm khảo sát toàn quốc đầu tiên từ năm 2011. Cụ thể là việc tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công.

Riêng từ năm 2018 ngoài 6 chỉ số nội dung gốc còn bổ sung 2 chỉ số nội dung mới là Quản trị môi trường và Quản trị điện tử.

Đánh giá về bài học đào tạo liêm chính trong kinh doanh cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, ông Nguyễn Văn Nam Giám đốc Công ty Cổ phần OFFICE 360 (học viên Hội đồng tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Nghệ An) cho biết:

"Doanh nghiệp mới khởi nghiệp chưa hiểu hết về nguy cơ thiếu liêm chính, bởi liêm chính không chỉ là yếu tố hỗ trợ trong phòng chống tham nhũng mà còn góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài. Giữa chính phủ Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và các khu vực kinh tế của thế giới. Đã đến lúc chúng ta phải xem kinh doanh liêm chính là văn hóa, là thói quen, tập quán hay thậm chí là quy tắc trong kinh doanh của từng doanh nghiệp..... Đây sẽ là nền tảng thiết thực góp phần hỗ trợ Chính phủ phòng chống tham nhũng trong toàn lĩnh vực công, tư đều hiệu quả" - Ông Nam chia sẻ.

Theo đó, Ông Nam khẳng định thêm: Chương trình đào tạo Kinh doanh liêm chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp do VCCI kết hợp với Tạp chí  Diễn đàn Doanh nghiệp và UNDP phối hợp tổ chức là một chủ đề đào tạo lớn, rất thực tế và ý nghĩa. Hy vọng chương trình này sẽ được đào tạo hàng năm cho các Hội viên trong Hội Đồng cố vấn khởi nghiệp.

Khóa học đã thu hút được 42 học viên đến từ nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc từ miền núi phía Bắc như Sơn La, Thái Nguyên đến miền Trung như Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Đông Nam Bộ như TP Hồ Chí Minh Bình Dương, Đồng Nai. Chương trình này được đào tạo trong 3 ngày liên tiếp từ ngày 25/6 - 27/6.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cần đào tạo liêm chính cho doanh nghiệp mới? tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714111704 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714111704 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10