Vì sao chính quyền bất lực trước hành vi rao bán đất nền trái phép của Alibaba?

Diendandoanhnghiep.vn Cần áp dụng Luật Kinh doanh Bất động sản và Bộ Luật Dân sự đối với Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba để quản lý hoạt động bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Theo Luật sư Nguyễn Hải Vân - Đoàn Luật sư TP HCM, hành động rao bán nền đất cho khách hàng (dự án không có thực) của Alibaba tại Đồng Nai trong thời gian vừa qua đang thể hiện sự yếu kém và bất lực của chính quyền địa phương trong công tác quản lý. Với vai trò của các cấp, các ngành trong đó có cả lực lượng công an… thực hiện công tác điều tra từ nhiều tháng nay nhưng lại không đưa ra được kết quả gì là điều hết sức vô lý.

Chính quyền địa phươngXã Long Phước phải cắm biển ở nhiều nơi cảnh báo người dân không mua đất nông nghiệp phân lô bán nền

Chính quyền địa phương xã Long Phước (Long Thành, Đồng Nai) phải cắm biển ở nhiều nơi cảnh báo người dân không mua đất nông nghiệp phân lô bán nền.

Cũng theo Luật sư Vân, nếu mọi hoạt động mua bán nền nhà, căn hộ, nhà phố, biệt thự hình thành trong tương lai được quản lý chặt chẽ theo Luật Kinh doanh Bất động sản thì khó có thể xảy ra hệ quả xấu. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp đã lợi dụng một số quy định của Bộ Luật dân sự để trục lợi.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự tại Điều 116: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Và Bộ Luật Dân sự cũng quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất tại mục 7 chương 16 thống nhất với Luật Đất đai. Thế nhưng, trong quá trình áp dụng pháp luật, doanh nghiệp đã lợi dụng các quy định về giao dịch dân sự theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện, về đặt cọc, về hợp đồng hợp tác của Bộ Luật Dân sự để ký thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ hoặc phiếu đặt chỗ; hợp đồng góp vốn; hợp đồng hợp tác đầu tư để tránh thực hiện các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, nhất là trong giai đoạn hai bên chưa ký hợp đồng mua bán bất động sản hình thành trong tương lai.

Việc này nhằm mục đích huy động vốn trái phép trong việc mua bán nền nhà, căn hộ, nhà phố, biệt thự hình thành trong tương lai. Và trong vụ việc này, nhiều khách hàng đã lên tiếng, phản ánh vì gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp.

Cụ thể: “Khách hàng không nhận được nền nhà như cam kết của doanh nghiệp, hay việc doanh nghiệp viện cớ nhiều lý do để tránh né khách hàng, không trả lại tiền đặt cọc nhàm mục đích kéo dài thời gian… là đủ cơ sở các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra hành vi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian đã đã trôi qua nhiều tháng nay gây bức xúc dư luận nhưng không có cơ quan nào đứng ra giải quyết đang thể hiện sự bất lực của chính quyền địa phương" – Luật sư Vân nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Tiến Lực - Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một-Bình Dương nhận định: Việc Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba tự cho mình là chủ đầu tư của các dự án nhưng thực tế các dự án này lại không được sự chấp thuận của các cấp, các ngành quản lý, chính quyền địa phương và rao bán dự án và cho khách hàng đặt cọc giữ chỗ là sai quy định của pháp luật. Do đó với hành vi trên, các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai hoàn toàn có thể xử phạt hành chính đối với Alibaba. Đồng thời, chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an để điều tra làm rõ vụ việc.

Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra, căn cứ vào quyết định xử phạt của các cơ quan chức năng và phản ánh của người dân (khách hàng bị thiệt hại), Cơ quan Cảnh sát điều tra hoàn toàn có thể vào cuộc và đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin, hồ sơ về quá trình thực hiện các dự án, giai đoạn triển khai dự án, cơ quan quản lý cấp phép.

Đồng thời xác minh phiếu đặt chỗ, phiếu đặt cọc, hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...; danh sách khách hàng và số tiền đã nhận của khách hàng; lợi nhuận mà Alibaba thu được từ hoạt động này để có cơ sở xem xét hành vi lừa đảo khách hàng, thu lượi bất chính… "Và trên cơ sở đó xác định sai phạm (nếu có), khởi tố hình sự đối với doanh nghiệp này" – Luật sư Lực nói.

Trước đó, UBND huyện Long Thành đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai có biện pháp hỗ trợ để xử lý việc Công ty cổ phần Alibaba. Không cấp phép thực hiện bất cứ dự án khu dân cư nào tại huyện Long Thành. Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh điều tra, xác minh giao dịch, mua bán đất nền của 2 công ty nói trên để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các dự án, bao gồm: 21 dự án đất nền tại các xã Phước Bình, Long Phước, An Phước… thông qua các website diaocalibaba.vn, diaocalibaba.com.vn, các trang mạng điện tử về bất động sản và mạng xã hội...

Và theo số liệu điều tra mà UBND huyện có được thì có tới hàng trăm người dân trong và ngoài tỉnh Đồng Nai đã đặt mua đất nền của 2 công ty nói trên. Trong đó, tại xã Phước Bình, Công ty cổ phần Alibaba rao bán 3 vị trí là: Dự án Alibaba Central Park, Alibaba Central Park II, Alibaba Central Park III; xã An Phước có 1 dự án Alibaba An Phước ở ấp 5; xã Long Phước có 17 dự án là: Từ Alibaba 1 -  Alibaba 16 và dự án Khu dân cư Quốc tế Lilama.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chính quyền bất lực trước hành vi rao bán đất nền trái phép của Alibaba? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714607440 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714607440 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10