Vì sao chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp gây tranh cãi?

Diendandoanhnghiep.vn Những phát ngôn của Tổng thống Pháp trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua dường như đang làm chia rẽ khối đồng minh phương Tây.

>>Châu Âu đang "xích lại" gần Trung Quốc?

Các sinh viên Đại học Trung Sơn, Quảng Tây chào đón Tổng thống Pháp

Các sinh viên Đại học Trung Sơn, Quảng Tây chào đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với các phóng viên vào tuần trước khi ông đang trên đường trở về từ Trung Quốc rằng châu Âu không nên "bị cuốn vào cuộc khủng hoảng không phải của chúng ta" khi nhắc đến các vấn đề liên quan đến eo biển Đài Loan khiến nhiều người ngạc nhiên.

Tách Pháp khỏi lập trường đối đầu của Washington đối với Bắc Kinh, Tổng thống Macron nói rõ rằng các ưu tiên của ông là ngăn chặn bất kỳ sự leo thang mất kiểm soát nào trong căng thẳng Trung-Mỹ và cho phép châu Âu trở thành một bên có thể đóng vai trò là cực quyền lực thứ ba trong trật tự thế giới mới nổi.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá, tầm nhìn này không nhất quán và không liên quan đến thực tế địa chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và có thể làm giảm uy tín của Pháp với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, bà Celine Pajon, chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp ở Paris cho biết, điều này là do ông Macron muốn tạo ấn tượng rằng ông đánh đồng Mỹ và Trung Quốc, không phân biệt sự khác biệt về giá trị và chế độ chính trị, đồng thời bỏ qua liên minh lịch sử Paris và Washington.

"Tổng thống Pháp dường như cũng đang quên đi những diễn biến quan trọng tạo cơ sở cho những căng thẳng hiện nay, chẳng hạn như các động thái gây hấn lặp đi lặp lại ở eo biển Đài Loan", chuyên gia Celine Pajon chỉ ra và nhấn mạnh lập trường của ông Macron không liên quan đến những rủi ro và mối đe dọa do Trung Quốc gây ra ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. ĐIều này có thể đặt ra những câu hỏi về độ tin cậy của chính sách ngoại giao Pháp, vốn đã bị nghi ngờ sau thất bại của cá nhân ông Macron trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Mặt khác, ông Rorbert Roettgen, cựu lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại quốc hội Đức nhận định, châu Âu có năng lực hạn chế và chưa sẵn sàng để định vị mình là một cực thứ ba. Mặc dù Liên minh châu Âu có thể là một khu vực kinh tế lớn, nhưng hiện không có sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên về cách đối phó với Bắc Kinh. Ngoài ra, cuộc chiến ở Ukraine đã làm nổi bật vai trò thiết yếu của Mỹ và NATO với tư cách là những người bảo đảm an ninh ở châu Âu.

>> Trung Quốc có sai lầm khi "bên trọng, bên khinh" với EU?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: Reuters

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: Reuters

Hơn nữa, lập trường của Tổng thống Pháp có vẻ gây bất lợi cho lợi ích của quốc gia này ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này có thể tạo cơ hội cho Bắc Kinh sử dụng sức thuyết phục của mình để cố gắng chia rẽ các đồng minh phương Tây.

Nhận xét của ông Macron có thể sẽ tạo ra sự hiểu lầm giữa các đối tác của Pháp về cam kết của Paris đối với sự ổn định của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Emily Rauhala, nhà phân tích của Washington Post, nói rằng "Việc những bình luận của ông Macron phù hợp với đường lối của Bắc Kinh sẽ khiến các đồng minh không hài lòng trong bất kỳ trường hợp nào, nhưng thời điểm này đặc biệt nhạy cảm".

Hiện nay tại Mỹ, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Macron và coi lập trường của ông là bằng chứng cho sự thiếu thận trọng của châu Âu. Trong bài đăng trên Twitter cá nhân, Thượng nghị sĩ John Cornyn lên tiếng: "Ông Macron muốn Mỹ tới giải cứu châu Âu khỏi Nga, nhưng lại tuyên bố quan điểm trung lập với những hành động của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương".

Nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì vượt lên trên sức nặng của mình bằng cách kỳ vọng đóng vai trò hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ, Paris có thể là một bên liên quan có vai trò chủ động, có trách nhiệm ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách thúc đẩy một chương trình nghị sự tích cực cùng với các đối tác của mình, gửi tín hiệu rõ ràng tới Bắc Kinh và không tạo khoảng cách giả tạo với Washington khi cả hai đang chia sẻ những lợi ích chung. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp gây tranh cãi? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714372666 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714372666 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10