Vì sao cổ phiếu FTM liên tục “lau sàn”?

Hà Phương 19/09/2019 11:01

Sau hơn 24 phiên giao dịch rơi thẳng đứng, cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM) đã gây chấn động tâm lý cho các nhà đầu tư.

Sau chuỗi ngày đánh lên Cổ phiếu FTM đã rớt vê

Sau chuỗi ngày đạt đỉnh ở vùng giá 24.000 đồng/cổ phiếu, FTM đã rớt về vùng giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu

Với mức giá trên 24.000 đồng/cổ phiếu đầu năm 2019, cho đến phiên giao dịch ngày 18/9, cổ phiếu FTM đã rớt xuống còn 4.270 đồng/cổ phiếu với các lệnh bán chất sàn, trong khi trắng bên mua... Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu này còn bị cắt magrin và dàn lãnh đạo FTM xin từ chức. 

Sở dĩ cổ phiếu FTM rơi vào tình cảnh hiện tại, theo ông Nguyễn Mạnh Quân- Nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm trên sàn MBS, là do FTM bị cắt margin. Trước khi báo cáo tài chính soát xét bán niên được công bố, cổ phiếu FTM vẫn nằm trong danh sách các cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ.

Ngày 16/8/2019, HoSE thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quý do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2019 bị âm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, FTM chỉ đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% và lợi nhuận sau thuế ghi âm 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 27,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu sợi, vải của FTM 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 2.816 tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2018.  Không chỉ sản lượng xuất khẩu giảm, trong quý 2/2019 thị trường còn ghi nhận sự sụt giảm mạnh giá bán sợi. Nếu như cùng kỳ năm 2018, đơn giá bán/1kg sợi ổn định và luôn duy trì ở mức 3,02 USD-3,2 USD thì đến quý 2/2019, đơn giá bán biến động bất thường và có chiều hướng đi xuống, giá bán ghi nhận cao nhất là 2,85 USD/kg và giảm dần xuống 2,58 USD/kg.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành dệt may “lo lắng” trước cơ hội từ EVFTA

    Ngành dệt may “lo lắng” trước cơ hội từ EVFTA

    13:21, 06/08/2019

  • Ngành dệt may trước áp lực môi trường và

    Ngành dệt may trước áp lực môi trường và "mở cửa" vào thị trường Châu Âu

    11:15, 04/08/2019

  • Xử lý phản ánh về khó khăn, vướng mắc của ngành dệt may

    Xử lý phản ánh về khó khăn, vướng mắc của ngành dệt may

    19:22, 24/07/2019

  • Nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, ngành dệt may đang gặp khó

    Nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, ngành dệt may đang gặp khó

    18:28, 06/06/2019

  • Áp lực sửa đổi quy định về lao động ngành dệt may trong CPTPP

    Áp lực sửa đổi quy định về lao động ngành dệt may trong CPTPP

    10:00, 05/06/2019

Song hành cùng quyết định của sàn HOSE, các công ty chứng khoán đã ồ ạt cắt margin đối với cổ phiếu FTM, khiến tình trạng cổ phiếu FTM bị chất lệnh bán trên sàn. Điều này cho thấy, lượng cổ đông lớn mới nổi đã dùng tiền margin mua cổ phiếu FTM giai đoạn đầu năm và bây giờ cổ phiếu FTM rơi vào trạng thái ngoài tầm kiểm soát, bị các công ty chứng khoán bán ra ồ ạt mà không có thông tin đăng ký bán nào của các cổ đông lớn theo quy định.

Trước tình cảnh này, hàng loạt cổ đông đang tháo chạy. Mới đây nhất, cổ đông lớn, ông Phạm Đình Giá, đã bán đi hơn 1,76 triệu cổ phiếu FTM, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn 2,63 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,26%).

Ông Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, FTM không chỉ "úp sọt" cả công ty chứng khoán, ngân hàng mà lẫn nhà đầu tư. Đành rằng mất tiền là do lòng tham, mù mờ thông tin, nhưng hơn hết là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. "Các cơ quan chức năng ở đâu khi nhà đầu tư "cháy túi" và không có cơ hội lấy lại được tiền. Đặc biệt với với hơn 24 phiên cổ phiếu này rơi thẳng đứng, nhưng các cơ quan chức năng vẫn đứng ngoài cuộc", ông Quân than thở.

Được biết, tháng 2/2017 FTM lên sàn chứng khoán, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu. Sau gần 2 năm im hơi lặng tiếng thì đến đầu năm 2019, cổ phiếu này bắt đầu biến động tăng giá mạnh. Cùng với sự tăng giá cổ phiếu là hoạt động gom mua cổ phiếu của các cổ đông nhỏ. Sau đó, 7 cổ đông lớn xuất hiện mua cổ phiếu FTM trong giai đoạn này.

Theo bản cáo bạch niêm yết, khi niêm yết cổ phiếu, FTM có 4 cổ đông lớn gồm ông Lê Mạnh Thường (24%), bà Lê Thuỳ Anh (21,53%), ông Phạm Đình Giá (8,62%) và ông Nguyễn Duy Chiến (5,5%). Sau khi niêm yết thì hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu diễn ra hết sức sôi nổi tại FTM. Tháng 8/2018, ông Lê Mạnh Thường là nguyên Chủ tịch HĐQT công ty đã kịp bán 4,4 triệu cổ phiếu ở vùng giá gần 15.000 đồng/cp. Ông Chiến và gia đình cũng đã kịp bán cổ phiếu FTM. Nhiều cá nhân là người nội bộ công ty cũng đã bán ra hết cổ phiếu của FTM.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao cổ phiếu FTM liên tục “lau sàn”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO