Vì sao cổ phiếu HPG lao dốc bất chấp kết quả kinh doanh tích cực?

Diendandoanhnghiep.vn Đà lao dốc mạnh của cổ phiếu HPG thời gian gần đây đi ngược với kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp này.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2018, giá cổ phiếu HPG giảm sâu 2,9% xuống 33.200 đồng/CP, phá đáy của năm 2018 xác lập ngày 12/7/2018 là 33.750 đồng/CP.

Như vậy, sau khi lập đỉnh vào ngày 1/3/2018 (47.640 đồng/cổ phiếu) giá cổ phiếu HPG đã giảm hơn 30% bất chấp tình hình nội tại của doanh nghiệp vẫn rất tích cực.

Với việc nắm giữ gần 534,2 triệu cổ phiếu HPG (25,15% vốn), giá trị cổ phiếu đang nắm giữ của ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT của HPG đã giảm hơn 7.700 tỷ đồng từ mức 25.448,3 tỷ đồng (1,08 tỷ USD) xuống còn 17.734,8 tỷ đồng (754,7 triệu USD). Bà Vũ Thị Hiền - vợ của ông Trần Đình Long hiện nắm giữ hơn 154,7 triệu cổ phiếu HPG (7,29%) và khối tài sản này đã sụt giảm hơn 2.234,3 tỷ đồng tính từ đỉnh.

Với sự sụt giảm này tài sản của vợ chồng ông Long đã mất gần 10.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 9 tháng.

Trong khi đó, quý 3/2018, Hòa Phát ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 14.394 tỷ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.408 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm trước. 

Lũy kế 9 tháng năm 2018, doanh thu của HPG đạt 41.988 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6.833 tỷ đồng, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Hòa Phát đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận năm 2018. Các nhóm ngành kinh doanh giữ vững nhịp tăng trưởng.

Trong quý IV, Hòa Phát lập kỷ lục bán hàng khi tháng 10 Tập đoàn này tiêu thụ 250.000 tấn thép xây dựng. Đây là cột mốc mới sau 18 năm làm thép xây dựng của Tập đoàn này.

Việc giảm giá cổ phiếu HPG có nguyên nhân áp lực chủ yếu do khối ngoại bán cổ phiếu này thời gian gần đây. Theo đó, quỹ PENM III Germany GmbH & CO. KG thông báo đăng ký bán bớt 20 triệu cp trong tổng số hơn 49 triệu cổ phiếu HPG (tỷ lệ 2,31%) đang sở hữu để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 16/11 đến 14/12/2018. Có lẽ chính điều này đã tạo áp lực lên tâm lý cổ đông của Hòa Phát.

Trước đó, PENM III đăng ký bán 20 triệu cổ phần Tập đoàn Hòa Phát nhưng hết thời gian đăng ký mới chỉ bán được 10,9 triệu cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn hơn 49 triệu cổ phiếu như hiện nay. Nguyên nhân không bán được hết lượng cổ phiếu đăng ký là giá thị trường không đạt kỳ vọng. Xét thời điểm PENM III bán ra đợt vừa rồi (từ 5/10 đến 10/10/2018) thì cổ phiếu HPG giao dịch quanh vùng giá từ 41.000 đồng/cổ phiếu đến 41.500 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với thời điểm bắt đầu đăng ký bán (42.000 đồng/cổ phiếu). Tuy nhiên, đến nay HPG còn giảm mạnh hơn, rơi về mức 33.200 đồng/CP, giảm rất nhiều so với thời điểm PENM III bán ra trước đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cổ phiếu HPG lao dốc bất chấp kết quả kinh doanh tích cực? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714694738 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714694738 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10