Vì sao dòng tiền "thờ ơ" với cổ phiếu dệt may?

Hà Phương 09/04/2020 04:15

Dù hưởng lợi từ nhiều Hiệp định thương mại tự do, nhưng do dịch COVID-19 nhiều cổ phiếu ngành dệt may vẫn chật vật trong việc hút dòng tiền trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu TNG duy nhất của ngành dệt may sắc tím nhờ thích ứng sản xâ

Cổ phiếu TNG là cổ phiếu duy nhất của ngành dệt may có sắc tím trong đợt phục hồi hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam

Hiện 13 doanh nghiệp dệt may niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX đã có kết quả kinh doanh không mấy khả quan... Ngoài các cổ phiếu của các doanh nghiệp thích ứng nhanh với sản xuất khẩu trang đáp ứng nhu cầu thị trường như TNG (Công ty Đầu tư và Thương mại TNG), VGT (Tập đoàn Dệt may Việt Nam), M10 (Công ty May 10), STK (Công ty CP Sợi thế kỷ), MSH (Công ty CP May Sông Hồng), X20 (Công ty CP X20)..., thì hầu hết các cổ phiếu khác có thanh khoản rất nhỏ giọt. Điều này chứng tỏ dòng tiền thờ ơ với cổ phiếu dệt may.

Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, các nhà máy dệt Trung Quốc đã phải ngưng hoạt động trong một số tháng đầu năm, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo ngại thiếu hụt nguyên liệu sản xuất sau khi lượng dự trữ dự kiến cạn kiệt vào khoảng cuối tháng 04/2020. Trong khi đó, việc chuyển đổi sang nhập khẩu vải từ Hàn Quốc không khả thi do giá thành cao hơn so với vải Trung Quốc khoảng 15%.

Đến giữa tháng 03/2020, khi tình hình dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát tại Trung Quốc, các nhà máy dệt Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại. Khi nguồn cung nguyên liệu bắt đầu được nối lại thì tình trạng dịch bùng phát ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc gặp khó khăn ở đầu ra.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, nhu cầu dệt may toàn cầu trong thời gian tới có nguy cơ sụt giảm mạnh và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán FPT nhận định quý 2/2020 là giai đoạn đỉnh điểm của tình trạng thiếu hụt đơn hàng sản xuất của tất cả các doanh nghiệp trong ngành dệt may, và tình trạng này còn kéo dài đến quý 3/2020 hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu dệt may: Từ kỳ vọng đến... thất vọng

    Cổ phiếu dệt may: Từ kỳ vọng đến... thất vọng

    10:00, 10/10/2019

  • Cổ phiếu dệt may sẽ tiếp tục

    Cổ phiếu dệt may sẽ tiếp tục "nổi sóng" nhờ CPTPP?

    15:45, 16/01/2019

  • Cổ phiếu dệt may

    Cổ phiếu dệt may "ngược dòng" tình hình kinh doanh

    04:30, 25/05/2018

  • Cổ phiếu TNG chưa thoát điều chỉnh ngắn hạn

    Cổ phiếu TNG chưa thoát điều chỉnh ngắn hạn

    04:00, 03/12/2019

  • STK có qua cơn bĩ cực?

    STK có qua cơn bĩ cực?

    15:46, 05/10/2015

  • VGT tìm “chất xúc tác” từ EVFTA

    VGT tìm “chất xúc tác” từ EVFTA

    16:33, 26/03/2020

  • Cổ phiếu dệt may nhìn từ VGT

    Cổ phiếu dệt may nhìn từ VGT

    06:10, 08/04/2018

Vừa qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đưa ra dự báo 30% số lao động của ngành dệt may sẽ thiếu việc làm trong tháng 04/2020 và 50% số lao động thiếu sẽ việc làm trong tháng 05/2020. Theo Vinatex, nếu dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 05/2020 và kinh tế phục hồi từ tháng 06/2020, ước tính ngành dệt may Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 11.000 tỷ đồng. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài sau tháng 05/2020, ước tính ngành dệt may Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng mỗi tháng. 

Trước những khó khăn nói trên của ngành dệt may, FPT khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc KHÔNG ĐẦU TƯ đối với nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao dòng tiền "thờ ơ" với cổ phiếu dệt may?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO