Cổ phiếu dệt may sẽ tiếp tục "nổi sóng" nhờ CPTPP?

Diendandoanhnghiep.vn Trong những phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu nhóm ngành dệt may đã có dấu hiệu tích cực, nhất là sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực.

Cổ phiếu ngành dệt may tiếp tục nổi sóng vì

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi từ CPTPP

Các doanh nghiệp như Dệt may Thành Công (TCM), Đầu tư và Thương mại TNG, May Sài Gòn (GMC), Gilimex (GIL),…hầu hết đều hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh năm 2018.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu TCM tiếp tục có những phiên tăng trần ngày 16/1, đạt mức giá 24.800 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu TNG đạt 17.600 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu GIL đạt mức 35.800 đồng/cổ phiếu…

Không chỉ các "cựu binh" trên sàn ghi dấu ấn mà ngay cả "tân binh" như TDT cũng ghi nhận 17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 85% chỉ tiêu năm 2018. Trong năm 2018, TDT đã phát triển thêm được nhiều khách hàng mới như Evolution, Premier…, chiếm khoảng 15% đơn hàng cả năm. Năm 2019, công ty dự kiến đơn hàng từ các khách hàng mới sẽ tăng lên. 

Về cơ bản, CPTPP sẽ giảm 95% các loại thuế quan giữa các nước thành viên. Việt Nam có thể kỳ vọng hưởng lợi ngay lập tức về mặt thương mại, đặc biệt trong các hoạt động xuất khẩu, bao gồm việc cắt giảm thuế trong lĩnh vực dệt may và giày dép từ phần lớn các nước thành viên CPTPP sau khi hiệp định có hiệu lực. 

Báo cáo Ngành dệt may mới đây do SSI công bố, cho thấy đầu ra của nước ta phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu với tỷ lệ bán hàng xuất khẩu/sản lượng cung ứng đạt hơn 89%. Trong đó, thị trường đầu ra chủ yếu tập trung tại thị trường Hoa Kỳ (46%), Nhật Bản (12,45%), và Hàn Quốc (10,49%). Riêng 9 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức cao nhất tại 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, với giá trị lần lượt là 24% và 23,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó, tính đến nay, chi tiêu hàng may mặc hàng năm ở Việt Nam vẫn nằm ở mức khiêm tốn với 42,9 USD/người, thấp hơn so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Phillipines) và bình quân thế giới. Chưa hết, 60% thị phần của thị trường dệt may nội địa hiện đang thuộc về hơn 200 thương hiệu nước ngoài, phần còn lại là sự phân chia giữa sản phẩm của thị trường Trung Quốc và Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hải- Nhà đầu tư chứng khoán cho biết, ngoài yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, còn một yếu tố khác hỗ trợ cho sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu nhóm dệt may đó là tỷ giá. Tỷ giá VND/USD đã tăng mạnh ở giai đoạn cuối tháng 6 và tiếp tục neo ở mức cao trong thời gian qua. 

"Nhờ hưởng lợi từ CPTPP, giá cổ phiếu ngành dệt may có thể tiếp tục "nổi sóng" dẫn dắt thị trường trong năm 2019", ông Hải kỳ vọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu dệt may sẽ tiếp tục "nổi sóng" nhờ CPTPP? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714002908 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714002908 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10