“Bảo bối” cho ngành dệt may

Diendandoanhnghiep.vn Nhờ áp dụng những công cụ như 5S, Kaizen, Lean, TPM, KPI, MFCA, BSC, ISO… đã giúp ngành dệt may nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hội nhập và cạnh tranh cao trong thời đại 4.0.

Những năm gần đây, sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp ngành dệt may đã cải thiện nhiều về năng suất, chất lượng cũng như sự hài lòng của khách hàng.

br class=

Nhờ áp dụng những công cụ như 5S, Kaizen, Lean, TPM, KPI, MFCA, BSC, ISO… mà ngành dệt may của nước ta đã ngày một nâng cao năng suất chất lượng, năng suất lao động.

Còn nhiều dư địa tăng năng suất

Để có được những kết quả tốt đẹp, ngành dệt may đã áp dụng nhiều công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Đây là yếu tố then chốt để ngành dệt may nước ta có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và hướng tới phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Đặc biệt, theo các chuyên gia, ngành dệt may của Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ thời đại 4.0.

Đối với ngành dệt may, các công cụ như 5S, Kaizen, Lean, TPM, KPI, MFCA, BSC, ISO… từ lâu đã trở thành những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ những khuyết điểm, giảm lãng phí không đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Năng suất chất lượng sản phẩm may của một số doanh nghiệp trong ngành có thể tương đương với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới xét trên góc độ cùng công nghệ sử dụng.

Tuy nhiên, xét về tổng thể thì năng suất ngành may của Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá do sự khác biệt về mức độ tự động và chuyên dùng của thiết bị, tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp. Chẳng hạn như năng suất của sơ mi đạt 17-35 sơ mi/lao động/ca làm việc; Quần âu đạt 14-25 SP/lao động/ca làm việc.

Điều này cho thấy năng suất lao động của các đơn vị sản xuất hàng may mặc của Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn và đây cũng chính là cơ hội để nâng cao năng suất. Các đơn vị có năng suất thấp có thể học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật đầu tư, quản lý sản xuất, thị trường… từ những đơn vị có năng suất cao. Bên cạnh đó, các công nghệ mới cũng là lựa chọn tốt đối với các nhà đầu tư có mong muốn đưa sản phẩm dệt may của mình ra cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

  Xét về tổng thể, năng suất ngành may của Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá do sự khác biệt về mức độ tự động, tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Đối với vấn đề nâng cao năng lực quản lý, các doanh nghiệp có thể tích hợp áp dụng các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, SA8000, WRAP, ISO/IEC 17025, ISO 50001, ISO 26000… cùng hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và phương pháp thử của châu Âu (EN), của Mỹ (ASTM, AATCC), của Nhật Bản (JIS) hay tiêu chuẩn quốc tế ISO… nhằm chuyên môn hóa hoạt động sản xuất của mình. Áp dụng các công cụ cải tiến như 5S, Lean, TPM sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo nhà xưởng luôn thông thoáng, sạch sẽ, giúp xây dựng một môi trường làm việc thoải mái cho công nhân; giúp doanh nghiệp giảm các lãng phí về thời gian, không gian di chuyển và luôn đảm bảo tính sẵn sàng của máy móc, từ đó hạn chế được những sự cố bất ngờ trong quá trình làm việc, đảm bảo an toàn lao động, đồng thời tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian sản xuất.

Cơ hội từ cách mạng 4.0

Theo PGS – TS Phạm Hồng – UVTV Liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội, giải pháp nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp khi áp dụng các công cụ cải tiến thì nên tập trung vào hai việc, thứ nhất là tạo ra được các mô hình điểm, trong quá trình triển khai nhân rộng thì vai trò của tư vấn đối với doanh nghiệp không mang tính “cầm tay chỉ việc” nhiều. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn và trong quá tình triển khai tới các mô hình sẽ sâu sát và hiệu quả hơn.

Theo Tổng Giám đốc Vinatex - Lê Tiến Trường, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam. Nếu như từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có đông lực lượng lao động đều coi các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản,… là những ngành để tạo việc làm nhưng cũng luôn luôn cho rằng đây là những ngành tạo ra giá trị thấp, thu nhập thấp.

Nhưng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh. Việc này khác với việc tăng năng suất thông thường qua sự chuyển đổi đời máy, nâng tốc độ như đã diễn ra trong suốt hơn 2 thập niên qua.

“Hơn nữa với việc nhiều công ty áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn (big data) thì khả năng tăng năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như bình thường”, ông Lê Tiến Trường nói.

Năm 2018 là một năm khởi sắc của dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2017 (khoảng 33,5-34 tỷ USD). Tuy nhiên, bên cạnh tiềm lực và thuận lợi sẵn có, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như sức ép cạnh tranh về đơn hàng, giá điện, than, phí và phụ phí cảng và tàu biển tăng.

Đặc biệt, việc tăng lương tối thiểu vùng lên 6,5% trong năm 2018 làm tăng phí đóng bảo hiểm xã hội, chi phí nhân công, ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng chi phí đóng Quỹ công đoàn lên tới 500 tỷ đồng. Theo phân tích của Hiệp hội dệt may Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, nhà nước đã 10 lần tăng lương tối thiểu vùng, trong đó, doanh nghiệp trong nước tăng bình quân gần 22%, doanh nghiệp FDI tăng trên 15%.

Mức tăng không đồng đều giữa tiền lương và năng suất lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may.

Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành dệt may đáp ứng nhu cầu của CMCN lần thứ 4” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam chủ trì vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Tạ Văn Cánh – Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Dệt may Hà Nội cho rằng, để đáp ứng được CMCN 4.0, trong tương lai gần, đòi hỏi nguồn nhân lực dệt may cần có kỹ năng thiết kế sản phẩm sử dụng công nghệ 3D, có khả năng vận hành dây chuyền tự động hóa cao bằng rô bốt công nghiệp, có khả năng sử dụng máy in 3D, máy dệt 3D để sản xuất sản phẩm…

Ngoài ra, nguồn nhân lực dệt may cần có năng lực nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới sử dụng trong ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng như vật liệu có khả năng theo dõi và bảo vệ sức khỏe, vật liệu có khả năng kết nối internet, vật liệu có thể tự thay đổi màu sắc…
Để có thể hiện thực hóa được những mục tiêu đó, theo ông Cánh trước hết, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được thực hiện một cách có hệ thống tại tất cả các trường có đào tạo đại học và cao đẳng cho ngành dệt may. Đối với các doanh nghiệp dệt may, cần chú trọng việc thường xuyên đào tạo và đào tạo lại toàn bộ lao động ở tất cả các vị trí làm việc, đặc biệt là các vị trí cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ quản lý cấp trung đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bảo bối” cho ngành dệt may tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713406700 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713406700 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10