Vì sao ngân hàng không hạ chuẩn cho vay khi doanh nghiệp khó khăn?

Anh Duy 05/05/2020 19:16

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, việc hạ chuẩn cho vay khiến tổ chức tín dụng đối mặt nguy cơ bất ổn trở lại như trước đây.

Trả lời tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/5 về câu hỏi "vì sao ngân hàng không hạ chuẩn cho vay khi doanh nghiệp khó khăn?", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp.

Tai họp báo Chính phủ chiều 5/5,

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp. Ảnh: Thy Hằng

Theo đó, khi doanh nghiệp và người dân đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng tình hình tài chính của tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng là trung gian tài chính, nhận tiền gửi và cho vay lại. Khi khách không có nguồn thu thì ảnh hưởng tình hình trả nợ, làm gia tăng nợ xấu.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng là vừa giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vừa đảm bảo hoạt động của bản thân mình. Do đó, việc hạ chuẩn cho vay khiến tổ chức tín dụng đối mặt nguy cơ bất ổn trở lại như trước đây.

“Hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ gây hệ lụy cho nền kinh tế và ổn kinh tế vĩ mô”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Dẫn đề xuất phương án hạ chuẩn cho vay bằng việc thúc đẩy bảo lãnh của Chính phủ của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phó thống đốc cho biết những đề xuất này sẽ được Chính phủ xem xét.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phản ánh bị thiệt hại do dịch COVID-19 đang nợ ngân hàng nhưng chưa tiếp cận được với vốn để được hỗ trợ kịp thời.

Theo đó, các “rào cản” về thẩm định, chứng minh thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra hay tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ vẫn là những “nút thắt” rất lớn để doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các nhà băng đơn giản hóa thủ tục để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Ngân hàng cần xử lý các chi nhánh, cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, chậm trễ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định không nới lỏng điều kiện cho vay nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và hoạt động lành mạnh của ngành ngân hàng.

Với quy mô đăng ký ban đầu 250.000 tỷ, sau đó lên 285.000 tỷ, đến nay các nhà băng đã mở rộng gói cho vay lãi suất thấp lên 300.000 tỷ đồng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP trên 5% năm 2020

    19:02, 05/05/2020

  • Giá nhiều mặt hàng giảm nhưng giá thịt lợn vẫn "cố thủ" mức cao vì đâu?

    18:49, 05/05/2020

  • Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 4 tháng chỉ tăng 1,8%

    18:07, 05/05/2020

  • Gói cho vay trả lương lãi suất 0%: Cân bằng sao giữa nhanh và trúng?

    06:30, 26/04/2020

  • “Giải mã” đà giảm lãi suất trái phiếu Chính phủ

    11:01, 12/04/2020

  • [DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 6- 11/4] Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cứu doanh nghiệp

    15:07, 11/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao ngân hàng không hạ chuẩn cho vay khi doanh nghiệp khó khăn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO