Vì sao nhiều quốc gia lo sợ biến chủng BA.5?

Diendandoanhnghiep.vn Biến thể phụ mới xâm nhập BA.5 của chủng Omicron có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ.

Biến chủng mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022

Biến chủng mới BA.5 đã lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Getty

Biến chủng mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. BA.5 mang nhiều thay đổi trên protein gai ở đột biến L452R, F486V khiến độ độ bám của virus vào tế bào của vật chủ nhanh và dễ dàng hơn.

Sự nguy hiểm của biến thể này ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh, khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 hiện tại. 

Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 không bằng Delta song chúng lại có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng mắc Omicron và những biến chủng trước đó. 

Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác và các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt.

Tính đến ngày 9/7, ước tính từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy tất cả virus đang lây lan ở nước này là Omicron và dòng phụ của nó. 

Hiện BA.5 đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu. Nghiên cứu khẳng định biến thể này có khả năng kháng lại các loại vắc xin RNA bao gồm cả vắc xin của Pfizer và Moderna.

Theo Trung tâm y tế Mayo Clinic của Mỹ, BA.5 là biến thể siêu lây nhiễm, đang làm gia tăng số bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện điều trị và cần chăm sóc đặc biệt. Báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng cho thấy, trong tuần kết thúc ngày 9-7, BA.5 chiếm 65% số ca mắc mới tại nước này.

Theo tiến sĩ Gregory Poland, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vắc xin của Mayo Clinic, những người không tiêm vắc xin có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khoảng 5 lần so với những người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường.  Nguy cơ cần nhập viện điều trị và tử vong ở nhóm người này cũng cao hơn lần lượt là 7,5 lần và 15 lần so với người đã tiêm chủng.

Ở Nam Phi, nơi có làn sóng BA.4/BA.5 kết hợp từ giữa tháng 4 và tháng 6, tỷ lệ ca nhiễm tăng nhanh hơn so với những chủng Omicron trước đó.

Trong quá trình xảy ra đại dịch, các biến chủng mới lấn át chủng cũ nhiều lần. Chỉ tính riêng Omicron, BA.5 là dòng phụ thứ 5 chiếm ưu thế ở Mỹ. Nhưng làn sóng Omicron đầu tiên đã tạo ra sự gia tăng lớn về số ca mới và nhập viện, trong khi những đợt tiếp theo thì không.

Theo WHO, đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, virus SARS-CoV-2 tiếp tục lưu hành và các ca bệnh đang gia tăng ở một số nơi trên thế giới.

Trên toàn cầu, mặc dù các trường hợp mắc mới được báo cáo và tử vong do COVID-19 tiếp tục giảm, nhưng vẫn còn hơn 3 triệu ca mắc mới và hơn 7.000 ca tử vong xảy ra vào tuần trước.

>> Người từng nhiễm Omicron vẫn có thế nhiễm biến chủng BA.5

>> BA.4 và BA.5 bùng phát mạnh, có cần tiêm mũi vaccine tăng cường?

>> Ứng phó thế nào với biến chủng mới BA.5 lây lan "thần tốc"?

Biến chủng BA.4 và BA.5 có tốc độ lây lan mạnh đang hiện diện tại nhiều quốc gia

Biến chủng BA.4 và BA.5 có tốc độ lây lan mạnh, đang hiện diện tại nhiều quốc gia. Ảnh: Getty

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em.

Vì thế, Bộ Y tế dự báo số mắc COVID-19 thời gian tới có thể tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Thông tin về tính lây lan của 2 biến thể phụ BA.4 và BA.5, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục các đánh giá. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2. 

Dự đoán về biến chủng này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, BA.4 và BA.5 xuất hiện ở Việt Nam sẽ làm tăng số ca mắc COVID-19 và tạo ra một làn sóng dịch nhưng chưa phải là bùng phát dịch. Làn sóng dịch này cũng sẽ nhỏ hơn so với làn sóng dịch trước đây. 

Đồng quan điểm, Ths.BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho rằng, dự báo biến thể BA.5 của Omicron không nguy hiểm như Delta trước đây, nhưng theo cảnh báo của WHO thì diễn biến sắp tới khó lường và có thể gây ra làn sóng dịch mới.

Theo bác sĩ Minh, những người từng nhiễm Omicron vẫn có thể mắc lại biến thể phụ BA.5. Bởi BA.5 mang đặc tính có thể lẩn trốn hệ miễn dịch, gồm cả khả năng lẩn tránh kháng thể tạo ra từ lần tiêm vaccine hay lần mắc COVID-19 trước đó, thậm chí cả kháng thể tạo ra nhờ từng nhiễm các phiên bản trước đó của Omicron.

Cho ý kiến về vấn đề này, PGS.TS.BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, về lý thuyết thì sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt bởi việc nhiễm virus là khác nhau tuỳ vào chủng, tình huống nhiễm, mức độ nhiễm và đặc điểm của cơ thể.

Theo bác sĩ Phạm Quang Thái, có khá nhiều trường hợp nhiễm và tái nhiễm nhiều lần do kháng thể tạo ra không đủ tốt hoặc nhiễm lần đầu chỉ ở dạng thoáng qua sau đó lần nhiễm lại mới gặp tình trạng nặng.

Do đó, “việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 bởi những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm tức là khoảng 3-4 tháng sau tiêm”. – Bác sĩ Thái nói và cho biết: Việc tiêm các vaccine COVID-19 mũi nhắc lại là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao nhiều quốc gia lo sợ biến chủng BA.5? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714156191 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714156191 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10