Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp đóng cửa do không bán được hàng, thiếu vốn, nếu tình trạng này kéo dài nông dân sẽ “treo” ao.
>>Xóa bỏ “được mùa mất giá”, “giải cứu nông sản”
Đây là thực trạng được các doanh nghiệp đưa ra, tại Hội nghị Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa qua.
Giải pháp tài chính cho các khu vực kinh tế trọng điểm, các lĩnh vực hoạt động lành mạnh đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo trên tinh thần “chia sẻ rủi ro”. Đối với nông sản chủ lực như tôm, cá tra, lúa gạo,… đang nổi lên và thuộc nhóm cấp bách.
Xét về tổng quan, nông sản, nông nghiệp vẫn là rường cột của nền kinh tế Việt Nam. Đây mới là thứ “của chúng ta”, “thuộc về chúng ta”, là sinh kế của mấy mươi triệu nông dân.
Cơ hội rất lớn mở ra trước mặt, thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam đã thay đổi chính sách - Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại, loạt cửa khẩu quốc tế ở phía Bắc sẽ hoạt động bình thường từ đầu năm sau.
Để tận dụng tốt thời cơ nương theo sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu cần có vốn để thu mua, bảo quản nguồn hàng, chờ cơ hội; mặt khác cũng là “giải cứu” mười mấy triệu nông dân Miền Tây thoát nguy cơ thất bát.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI (Đồng Tháp) đề nghị, Ngân hàng Nhà nước cần cung cấp gói tín dụng riêng, ưu đãi cho doanh nghiệp thu mua nông sản chủ lực.
Trên thị trường quốc tế, nhu cầu lương thực vẫn ở mức rất cần thiết, các chuyên gia dự báo thị trường châu Âu, Tây Á và châu Phi sẽ hút hàng trở lại từ mùa xuân 2023. Thực tế, thời gian qua Việt Nam đã tận dụng tốt khủng hoảng lương thực để gia tăng lợi thế xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
Có thể bạn quan tâm