Vì sao tiêm chủng COVID-19 diện rộng chưa ngăn ngừa được dịch bệnh?

CẨM ANH 11/05/2021 04:05

Mặc dù đã triển khai tiêm chủng vắc xin trên diện rộng, tuy nhiên, đảo quốc Seychelles vẫn đang chứng kiến các ca nhiễm mới tăng mạnh.

Quốc đảo Seychelles đã tiêm chủng diện rộng cho người dân nhằm ngăn ngừa Covid-19

Quốc đảo Seychelles đã tiêm chủng diện rộng cho người dân nhằm ngăn ngừa Covid-19

Vào đầu năm nay, đảo quốc này này đã kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh, gồm Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), để nhanh chóng có nguồn cung vắc xin Covid-19 cho người dân. Sự vào cuộc nhanh chóng của chính phủ đã giúp Seychelles trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất thế giới, với 60% dân số được tiêm vắc xin đầy đủ. Thành tích này vượt qua các "gã khổng lồ" về tiêm chủng khác như Israel và Anh, cũng như gần gấp đôi tỷ lệ của Mỹ.

Tuy nhiên, cho đến tuần này, quốc đảo Ấn Độ Dương này buộc phải tái thiết lập một số hạn chế, do ghi nhận tỷ lệ nhiễm mới bình quân đầu người lớn nhất từ trước tới nay. Số ca nhiểm mới của quốc gia này tương đối thấp, đạt đỉnh trung bình hơn 100 ca mỗi ngày, nhưng đây là vấn đề lớn với một quốc gia có dân số chưa tới 100.000 người. Tính bình quân đầu người, đợt bùng phát ở Seychelles thậm chí tồi tệ hơn đại dịch của Ấn Độ.

Điều này đang đe dọa lên hệ thống y tế công vốn đã căng thẳng của quốc gia này. khi các cơ sở điều trị Covid-19 chính hoạt động gần hết công suất và bác sĩ, y tá cũng bị nhiễm bệnh, đảo quốc Seychelles đã thông báo khôi phục các biện pháp hạn chế đại dịch, đóng cửa trường học và hạn chế giờ mở cửa nhiều cửa hàng, nhà hàng.

Theo các chuyên gia, trường hợp của đảo quốc Seychelles cho thấy bởi đây có thể là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của một số loại vắc xiin và phạm vi tiêm chủng cần đạt để có miễn dịch cộng đồng. Trên thực tế,  các quốc gia khác đã tiêm chủng cho phần lớn dân số, như Israel, Anh, thậm chí cả Mỹ đã chứng kiến xu hướng ca nhiễm mới giảm mạnh.

Tuy nhiên, Giáo sư Marc Lipsitch, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Đại học Harvard T.H đánh giá, việc các biến chủng của virus SARS-CoV-2 đang thay đổi quá nhanh, dễ lây lan hơn xuất hiện cùng với việc tiêm chủng chậm trễ đã làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Dữ liệu chính phủ công bố tuần này cho thấy trong số 1.068 ca nhiễm mới đang hoạt động, khoảng 65% liên quan tới những cư dân chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ hai liều vắc xin.

Mỹ cùng là quốc gia đã triển khai tiêm chủng Covid-19 trên diện rộng và chứng kiến sự suy giảm các ca nhiễm mới

Mỹ cùng là quốc gia đã triển khai tiêm chủng Covid-19 trên diện rộng và chứng kiến sự suy giảm các ca nhiễm mới

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân được các chuyên gia nhận định, đó là các loại vắc xin được chính phủ Seychellles sử dụng là những loại vắc xin có hiệu quả thấp. Khoảng 60% liều vắc xin dùng ở Seychelles là sản phẩm của công ty Trung Quốc Sinopharm sản xuất và được UAE tặng cho quốc đảo này. Số còn lại là vaccine do AstraZeneca phát triển và được Viện Serum của Ấn Độ sản xuất.

Theo các chuyên gia thuộc tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Sinovac dao động từ 50% đến 84%, tùy thuộc vào quốc gia nơi thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn Ba được tiến hành. Đồng thời loại vắc xin này phát huy tác dụng tốt hơn với người trưởng thành, nhưng ít có kết quả hạn chế hơn với nhóm người có độ tuổi trên 60. Trong khi các cuộc thử nghiệm vắc xin AstraZeneca cho hiệu quả hơn 78%.

Điều này dẫn tới việc chỉ có 49% có khả năng miễn dịch nhờ vắc xin. Do đó, nguy cơ virus lây lan âm thầm trong số dân còn lại và làm dịch bệnh bùng lên khi những người mang virus di chuyển sang các vùng khác nhau.

Trường hợp của đảo quốc Seychelles cũng tương tự như Mỹ. Mặc dù đã tiêm chủng cho phần lớn dân số, nhưng khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng vẫn còn rất xa vời, đặc biệt là khi các biến chủng mới vẫn liên tục xuất hiện.

Chính vì vậy, các chuyên gia dịch tễ nhận định, điều tối thiểu cần đạt được là ngay cả khi virus vẫn lây lan và trở nên phổ biến, dịch Covid-19 có thể trở thành một mối đe dọa ít gây chết người hơn và được kiểm soát bằng các loại vắc xin được cập nhật định kỳ để bảo vệ con người khỏi các biến thể.

Như Tiến sĩ Michael Merson, giáo sư về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Duke và cựu giám đốc Chương trình Toàn cầu về AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Trong tương lai, Covid-19 có thể chỉ còn là một loại bệnh thông thường, nhưng không còn đe dọa đến tính mạng con người”.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng phó đại dịch COVID-19: Mỗi nước một cách!

    Ứng phó đại dịch COVID-19: Mỗi nước một cách!

    21:28, 10/05/2021

  • Vì sao khó dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19?

    Vì sao khó dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19?

    05:49, 10/05/2021

  • "Hộ chiếu vắc xin" chỉ có hiệu quả khi 70% dân số được tiêm chủng

    00:02, 06/05/2021

  • Vì sao Brazil dừng nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga?

    Vì sao Brazil dừng nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga?

    13:52, 05/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao tiêm chủng COVID-19 diện rộng chưa ngăn ngừa được dịch bệnh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO