Vì sao việc triển khai kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế còn lúng túng?

DIỄM NGỌC 19/01/2022 14:35

Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh còn cảm thấy lạ lẫm, lúng túng khi chuẩn bị dữ liệu và thiết bị công nghệ thông tin để đáp ứng quy định kết nối máy tính tiền với với cơ quan thuế.

>>Kết nối máy tính tiền điểm bán lẻ với thuế: Kiểm soát trực tiếp doanh thu

Đồng bộ dữ liệu khó khăn

Tại Thông tư số 78/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 123/2020 của Chính phủ, là quy định từ 1/7/2022, máy tính tiền của các quán ăn, cà phê, nhà hàng, khách sạn, siêu thị,...  sẽ kết nối dữ liệu điện tử đối với cơ quan thuế. Theo Bộ Tài chính, việc kết nối này là một trong những giải pháp nhằm minh bạch quản lý thuế và tạo công bằng trong kinh doanh. Trên thực tế, chương trình này đã được thí điểm từ cuối năm 2019 tại một số đơn vị kinh doanh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trước khi triển khai chính thức đồng bộ trên toàn quốc.

Cần đồng nhất về hạ tầng công nghệ và đẩy mạnh thnah toán không tiền mặt để hỗ trợ tốt nhất việc quản lý thuế đối với lĩnh vực bán lẻ

Cần đồng nhất về hạ tầng công nghệ và đẩy mạnh thnah toán không tiền mặt để hỗ trợ tốt nhất việc quản lý thuế đối với lĩnh vực bán lẻ (ảnh: Internet)

Theo đó, máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là thiết bị điện tử đồng bộ, hay một hệ thống nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng một phần mềm tính tiền, lưu trữ các thao tác bán hàng, số liệu bán hàng, in hóa đơn, tra cứu giao dịch, báo cáo giao dịch và được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo định dạng chuẩn bằng phương thức điện tử. Hoá đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế được cấp mã của cơ quan thuế, theo tiêu chuẩn hệ thống cấp mã của Tổng cục Thuế. Hệ thống cung cấp dữ liệu với Tổng cục Thuế kể trên sẽ được kết nối liên tục trong 24 giờ hằng ngày và 7 ngày trong tuần, thời gian dừng cung cấp dịch vụ không quá 24 giờ mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Cúc

Bà Nguyễn Thị Cúc

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, ví dụ như ở cây xăng có máy tính tiền, thì họ gắn chíp của cơ quan thuế vào đó. Cứ khi bán 1 lít xăng thu bao nhiêu tiền, thì tiền đó sẽ đổ về dữ liệu của cơ quan thuế, ở siêu thị cũng vậy... Từ đó sẽ không gây ra tình trạng bỏ ngoài sổ sách, hoặc lập hóa đơn sai, dù có xuất hóa đơn hay không xuất hóa đơn.

Thực tế, quy định kết nối máy tính tiền đến cơ quan thuế đã phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng tại Việt Nam, với số lượng cá nhân và hộ kinh doanh lớn, nhiều chuyên gia và người dân đặt ra câu hỏi về tính khả thi của hoạt động này,  nhiều cơ sở kinh doanh còn cảm thấy lạ lẫm, lúng túng khi chuẩn bị dữ liệu và thiết bị công nghệ thông tin để đáp ứng quy định.

Bên cạnh đó, với mỗi cơ sở kinh doanh lại có đặc điểm riêng, chưa tìm được mẫu số chung cho việc đồng bộ thông tin dữ liệu. Theo chủ một cửa hàng hải sản tại Hà Nôi, với mặt hàng tươi sống có số lượng hàng hóa thay đổi liên tục, việc kết nối dữ liệu từ máy tính tiền đến cơ quan thuế có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Nhiều khi hàng hoá bị chết, hao hụt rất nhiều, không thể dựa trên số liệu như vậy để tính toán như các mặt hàng khô, vật liệu cố định dễ vào sổ sách.

Với mô hình phổ biến của các cơ sở kinh doanh hiện nay là hộ gia đình, các cửa hàng nhỏ lo lắng không đủ tiềm lực kinh tế, cũng như trình độ để vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, cùng trang thiết bị đủ điều kiện kết nối với cơ quan thuế. Vì vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có một lộ trình triển khai cụ thể, để người dân hình thành thói quen sử dụng công nghệ, từ đó mở rộng quy mô và đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>Quản lý thuế sẽ kết nối với máy tính tiền các điểm bán lẻ 24/7

Gỡ khó dần dần...

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Không thể trong một lúc có thể đảm bảo việc thực thi được những chính sách mới một cách đầy đủ với tất cả mọi đối tượng, nhưng đó là những bước đầu tiên và dần dần trên cơ sở đó, sẽ rút kinh nghiệm, tìm ra những phương thức hợp lý, để ngay cả những hộ kinh doanh nhỏ cũng có thể kết nối với các cơ quan thuế đảm bảo việc nộp thuế hiệu quả”.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

Hiện nay cơ quan thuế đang khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư số 78 và Nghị định số 123, để đảm bảo quy định được thực hiện đồng bộ, thống nhất. Riêng đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, trong trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử, thì sử dụng hóa đơn giấy do Cục thuế đặt in trong thời gian tối đa là 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế sẽ có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng đến mốc 1/7/2022 cho việc kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế và đồng bộ cơ sở dữ liệu sẽ chưa thể hoàn thiện 100%, sẽ còn những cơ sở kinh doanh chưa thể thực hiện, chính vì thế, công tác quản lý việc kết nối thông tin cần được Tổng cục Thuế chú trọng, đảm bảo sự minh bạch và bình đẳng giữa các doanh nghiệpm hộ kinh doanh với nhau, đồng thời kết hợp với những chế tài thanh kiểm tra sát sao, để đẩy nhanh tốc độ đồng bộ hệ thống.

Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế cũng bày tỏ: “Khi chúng ta quản lý thuế với các đơn vị không có kết nối máy tính tiền không tốt, sẽ dẫn đến không bình đẳng, vì những đơn vị được kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế đảm bảo nộp đủ thuế, nhưng nếu họ so sánh những đơn vị ở bên ngoài kia, bán hàng không có máy tính tiền, họ phải nộp thuế nhiềuhơn, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, phải có sựkiểm soát trong công tác quản lý thuế, nhằm đảm bảo tất cả đều phải nộp thuế và rõ ràng khibán hàng thì phải có hóa đơn”.

Việc kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ lâu, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và ngành thuế. Tại Việt Nam, phương án này được đánh giá là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế, vì đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng hộ và cá nhân kinh doanh rất lớn, vì vậy, nhà nước và địa phương cũng như các bộ ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ cho họ, trên việc xây dựng hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, để thực hiện kết nối một cách hiệu quả, góp phần vào thực hiện lộ trình triển khai hóa đơn điện tử thành công.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng tốc quản lý thuế các giao dịch điện tử

    05:00, 04/10/2021

  • Hóa đơn điện tử: Bước chuyển quan trọng trong quản lý thuế

    11:02, 30/09/2021

  • Hiện đại hoá quản lý thuế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

    15:28, 11/09/2021

  • Tìm lời giải cho quản lý thuế trên nền tảng thương mại điện tử

    05:30, 31/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao việc triển khai kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế còn lúng túng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO