Viễn cảnh ảm đạm ở DPR

Lê Mỹ 20/04/2020 11:10

Viễn cảnh kinh doanh của CTCP Cao su Đồng Phú (HoSE: DPR) khá ảm đảm khi sản lượng tiêu thụ được dự báo sụt giảm mạnh trong năm nay và khả năng phục hồi chưa thấy rõ.

p/Doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của DPR.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của DPR.

DPR là doanh nghiệp niêm yết lớn thứ 2 trong ngành cao su Việt Nam và trong top 10 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam (VGR).

Ngành lõi suy giảm mạnh

Báo cáo sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu 2020 của DPR cho thấy, sản lượng cao su khai thác và thu mua cao su đạt hơn 971 tấn, giảm 33% so với cùng kỳ. Sản lượng cao su tiêu thụ đạt gần 1.319 tấn, giảm 43% so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu tiêu thụ chỉ đạt tổng cộng 68,5 tỷ đồng trong quý I/2020, chỉ bằng 42% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 10% kế hoạch năm. Về lợi nhuận gộp, Công ty đạt 18,7 tỷ đồng tương đương với 11% kế hoạch năm và giảm 78% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lợi nhuận từ mảng cao su là 2,6 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 14% toàn công ty.

Diễn biến ảm đạm này cũng khá tương đồng với kết quả kinh doanh của VGR khi tập đoàn này cũng có báo cáo về suy giảm doanh thu quý I tới khoảng 1.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.500 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế ước tính 270 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ.

“Đặt cược” vào một thị trường?

Nói cách khác, mảng cao su tự nhiên tuột dốc của DPR cũng là lát cắt đồng gam màu trong bức tranh chung của các doanh nghiệp cao su tự nhiên Viêt Nam, vốn khá phụ thuộc Trung Quốc. Khi nhà nhập khẩu lớn nhất này đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng loạt quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên khác cũng trở nên khó khăn.

191 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019, giảm gần 19% so với năm 2018.

Ngoài ra, DPR cũng đối mặt dư thừa nguồn cung nên đã có kế hoạch thu hẹp diện tích vườn cây từ 9.900 ha xuống còn 6.000 ha, đồng thời phát triển vườn cây cao su ở Campuchia để thay thế các vườn cây tại ở Việt Nam. Song việc phát triển đồn điền tại Campuchia có thể khiến Công ty tiếp tục mở rộng “gót Achilles” đã có: Phụ thuộc lớn hơn vào một thị trường. Bởi chọn tái cơ cấu vùng trồng sang Campchia, sẽ phần nào tăng thuận lợi cho tiếp cận thị trường chính. Nhưng thuận lợi nào cũng có 2 mặt.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh thu mủ cao su của DPR giảm mạnh vì đâu?

    Doanh thu mủ cao su của DPR giảm mạnh vì đâu?

    04:20, 12/07/2018

  • Cổ phiếu ngành cao su còn cơ hội bứt phá?

    Cổ phiếu ngành cao su còn cơ hội bứt phá?

    11:00, 22/05/2019

  • Ngành cao su mong cuộc chiến thương mại sớm…

    Ngành cao su mong cuộc chiến thương mại sớm…"hết đạn"

    06:00, 30/09/2018

Kỳ vọng ở mảng khu công nghiệp

Dịch COVID-19 đã tạm thời sao nhãng Trung Quốc và giúp nền kinh tế này đang có những bước hồi phục. Song thị trường nhập khẩu các chế phẩm cao su khác, như Mỹ… lại đang lao đao bởi dịch. Vòng xoáy này khiến tiêu thụ cao su tự nhiên trong năm nay trở nên không rõ ràng. Các doanh nghiệp cao su tự nhiên như DPR có lẽ đều sẽ phải trông vào “đệm đỡ” khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng 2 KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú của DPR có thể chậm lại khi vốn đầu tư mở rộng cần tính toán lại; bên cạnh đó là thời điểm để chào đón các nhà đầu tư khởi động dòng vốn hậu dịch COVID-19.

“Nếu dịch COVID-19 vẫn kéo dài và giá hàng hóa lẫn cầu tiêu thụ thế giới tiếp tục sụt giảm, thì năm 2020 có thể sẽ là năm ghi nhận các doanh nghiệp cao su niêm yết đi ngược “truyền thống” doanh thu và lợi nhuận ổn định, chia cổ tức cao như trước đây”, một chuyên gia đánh giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Viễn cảnh ảm đạm ở DPR
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO