Việt Nam có thể mất ngôi “vua hồ tiêu”

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đang bước vào thời điểm thu hoạch hồ tiêu vụ 2018, tuy nhiên, mất mùa vì dịch bệnh, giá thành giảm sâu cùng những thách thức về thị trường báo trước một năm kém lạc quan với sản phẩm từng là “vàng đen” của nông nghiệp Việt.

Theo Tổng Cục Hải quan, giá xuất khẩu hạt tiêu trung bình tháng đầu năm 2018 ở mức 4.250 USD/tấn, giảm 42,5% so với mức giá xuất khẩu trung bình tháng 1/2017.

p/Thống kê lượng, đơn giá bình quân và trị giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn năm 2013- 2017. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Thống kê lượng, đơn giá bình quân và trị giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn năm 2013- 2017. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

“Rào cản” kép

Theo các chuyên gia, việc dư thừa nguồn cung đã là một khó khăn với ngành hồ tiêu suốt 2 năm gần đây. Thêm vào đó, những tín hiệu “tối màu” từ các thị trường đang tiếp tục gia tăng thách thức cho cây trồng “tỷ đô” này.

Cụ thể, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang có kế hoạch xem xét nâng mức giới hạn tối đa cho phép MRLs (dư lượng tối đa cho phép) một số hoạt chất gồm Arcrimnathril, Tricyclazole, Metalaxyl… đối với hồ tiêu Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Tương tự, trước đó, cuối năm 2016, Uỷ ban châu Âu (EC) đã dự kiến nâng mức MRLs Metalaxyl đối với hồ tiêu nhập khẩu từ 0,1ppm lên 0,05ppm. Trước phản đối của Việt Nam và Ấn Độ, sau quá trình đàm phán tích cực của Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương, EC đã giữ nguyên mức MRLs Metalaxyl ở mức 0,1ppm đến hết năm 2018.

  Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đang đẩy nhanh việc lập sàn giao dịch hồ tiêu để sớm kiểm soát giá trên thị trường.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận khi năm 2018 kết thúc và mức MRLs Metalaxyl đối với hồ tiêu lên mức 0,05ppm. Trong khi trước đó, phân tích của Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA) trên 799 mẫu tiêu đen Việt Nam nhập vào EU thì chỉ có 17% số mẫu có dư lượng tối đa dưới 0,05 ppm.

Như vậy, nếu kiến nghị của EC áp dụng MRLs cho phép đối với hồ tiêu nhập khẩu được thông qua, hơn 80% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU của Việt Nam sẽ khó khăn.

Cũng cần phải nói rõ, năm 2017, Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất là ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam. Do đó, nếu không kiểm soát tốt về chất lượng, Việt Nam sẽ mất dần thị phần tại thị trường quán quân và á quân này.

Đầu tư vào “chất”

Có thể thấy, những dấu hiệu cảnh báo ban đầu về sự sụt giảm hồ tiêu xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm này đã bắt đầu bộc lộ. Thống kê năm 2017, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ với lượng đạt 38.861 tấn, trị giá 221,2 triệu USD, giảm 1,9% về lượng và giảm 35,4% về trị giá so với năm 2016. Nước này cũng dịch chuyển nhập khẩu từ Việt Nam sang nguồn cung khác như Braxin, Inđônêxia, Êcuađo. Tương tự, xuất khẩu tiêu sang thị trường EU cũng giảm giảm 0,3% về lượng và giảm 39,9% về trị giá so với năm 2016.

Do đó, các chuyên gia nông nghiệp cảnh báo, người trồng tiêu phải thay đổi theo hướng công nghệ cao, an toàn, nâng cao chất lượng để phát triển bền vững. Trước nay, sản xuất hồ tiêu của Việt Nam còn chưa thực sự đi vào “chất”, việc gia tăng diện tích trồng quá nhanh khiến nguồn cung đang ngày càng dư thừa lại tiếp tục dồn cái khó lên người nông dân trong bối cảnh thắt chặt của thị trường.

Cụ thể, theo quy hoạch của Bộ NN-PTNT đến năm 2020, tổng diện tích hồ tiêu cả nước chỉ khoảng 50 nghìn hecta, tuy nhiên đến năm 2017, diện tích thực tế hồ tiêu cả nước ước đã lên tới 120-130 nghìn hecta.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của cây trồng “tỷ đô” này, lãnh đạo Công ty sản xuất Phúc Thịnh cho rằng, cần phải tuân thủ triệt để quy trình sản xuất để bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

“Tăng cường khâu chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường hạn chế rủi ro khâu tiêu thụ sản phẩm”, vị này nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ doanh nghiệp cũng mong muốn các địa phương có những giải pháp đồng bộ cho phát triển hồ tiêu bền vững, kể cả khâu quy hoạch, kỹ thuật canh tác, công tác bảo vệ thực vật, sau thu hoạch và xúc tiến thị trường...

Bộ NN&PTNT cũng xác định hồ tiêu tiếp tục là một trong những cây trồng chủ lực. Do đó cần tập trung giữ vững vị trí dẫn đầu của Việt Nam về sản phẩm hồ tiêu trên thị trường thế giới. Trong đó, tập trung công tác quản lý nhà nước về khâu giống tiêu như công nhận giống và nhân giống, vườn giống tiêu để nhân giống chất lượng tốt cho sản xuất, tổng kết quy trình canh tác thích hợp cho từng tiểu vùng sinh thái, tăng cường công tác quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. “Đặc biệt xây dựng liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất tiêu, phát triển chuỗi giá trị tiêu giải quyết tình trạng phát triển nóng” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam có thể mất ngôi “vua hồ tiêu” tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713969825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713969825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10