Mặc dù khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng xây dựng Chính phủ số bởi đây là xu hướng tất yếu, nhưng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hoà nhịp xu thế chung này.
Khó khăn xây dựng cơ sở dữ liệu
Sau khi nghe ý kiến trao đổi của các Chuyên gia của Ngân hàng thế giới và đại diện các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội doanh nghiệp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, việc xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã và đang được Chính phủ Việt Nam quyết liệt thực hiện. “Chính phủ coi đây là nhiệm vụ quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thể hiện ngay trong quyết tâm xây dựng “Chính phủ hành động kiến tạo” của Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm minh bạch, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cùng với liên tiếp các cuộc đối thoại được tổ chức...”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Đặc biệt, vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cắt giảm trên 5.000 thủ tục hành chính, cắt giảm nhiều thủ tục được coi là những giấy phép con, là rào cản. Nói cách khác, Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng minh bạch những gì có thể công khai.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng thẳng thắn nhận định, để xây dựng Chính phủ số, Việt Nam hiện còn gặp khó khăn nhất là khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu.
“Nhưng đây lại là nền tảng của Chính phủ số, do đó, Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung cho dịch vụ công, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, tích hợp kho tư liệu của các bộ ngành vào cổng thông tin duy nhất”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trong khi đó, bà Phạm Ngọc Thuỷ - đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho rằng: "Mức độ am hiểu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số đang có nhiều nền hiểu biết khác nhau, đây là rào cản. Do đó, cần xác định mục tiêu cao nhất là phát triển Chính phủ số và dữ liệu mở, cần nâng cao hiểu biết và định hướng tới mục tiêu này".
Để không bị bỏ lại phía sau
Ủng hộ chính sách xây dựng Chính phủ số với dữ liệu mở của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính cho rằng, nếu Việt Nam không tiến hành nhanh thì chúng ta sẽ thụt lùi, bởi dữ liệu là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, trong khi đó, các quốc gia khác đã khởi động việc xây dựng dữ liệu mở từ cách đây cả chục năm.
“Chính phủ đã quan tâm vấn đề này từ rất lâu nhưng dữ liệu chưa có, vậy các bộ ngành ủng hộ như thế nào? Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến nhiều bộ ngành, do đó cần có tiêu chí cụ thể làm căn cứ xác định các dữ liệu số. Nếu số liệu thiếu xác thực sẽ dễn tới các quyết sách không sát thực tế”, ông Thân lưu ý.
Căn cứ các ý kiến đưa ra, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, để xây dựng được cơ sở dữ liệu mở này, cần sự tham gia của tất cả các bộ ngành địa phương, doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm |
Bà Phạm Ngọc Thuỷ - đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thì đề xuất: “Bên cạnh đó, cần xác định chủ thể của Chính phủ số không chỉ là Chính phủ và các cơ quan Chính phủ mà còn là doanh nghiệp trên diện rất rông. Do đó, đặt ra yêu cầu cần lộ trình phát triển song hành về dữ liệu mở cho cả khu vực công của Chính phủ và khu vực tư nhân”.
Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, DNNVV là lực lượng năng động trong đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp tích cực. Công bố dữ liệu để sử dụng và cải thiện chất lượng liên tục sẽ đảm bảo tính kịp thời.
Về vấn đề bảo mật dữ liệu, các chuyên gia khẳng định quốc gia nào cũng đảm bảo các thông tin bảo mật. “Nhiều quốc gia cũng đã thất bại khi xây dựng dữ liệu mở, do đó cần làm rõ cách diễn giải để các cơ quan hiểu đúng. Nếu quá nhiều dữ liệu được yêu cầu bảo mật sẽ giảm hiệu quả. Do đó cần nghị quyết quy định cụ thể về mức độ bảo mật, mức độ giới hạn nhất định, ví dụ liên quan tới chuẩn đoán các loại bệnh với cây trồng trong nông nghiệp, sẽ xây dựng bản đồ dự báo có giới hạn bảo mật nhưng không nên để giới hạn quá cao”, ông Stephane Boyera- Chuyên gia tư