Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có công ty đã nghiên cứu về thị trường Việt Nam đánh giá: Việt Nam có đầy đủ tiềm năng, lợi thế để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.
>>>Giấc mơ trung tâm tài chính quốc tế không còn xa
Tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và khu thương mại tự do là một trong những nội dung quan trọng của đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm trưởng đoàn tại Thượng Hải (Trung Quốc) từ ngày 28-30/3.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Trong khi đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng đối với TP Đà Nẵng, bao gồm đề xuất điều chỉnh bổ sung nội dung chính sách “Thí điểm thành lập khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng gắn với Cảng Liên Chiểu và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng”.
Trong những ngày ở Thượng Hải, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đã có các buổi làm việc với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp để trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm xây dựng khu thương mại tự do, trung tâm tài chính quốc tế, mô hình phù hợp để Việt Nam có thể lựa chọn. Đặc biệt là việc tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, các vấn đề liên quan đến thử nghiệm thể chế, mô hình hoạt động...
Tại buổi làm việc với Uỷ ban Quản lý Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải, Cục trưởng Tiêu Kiện cho biết, Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng Khu thí nghiệm tự do thương mại Thượng Hải. Đây là nơi xây dựng và thử nghiệm nhiều chế độ quản lý mở, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư, tài chính, dữ liệu, khoa học công nghệ... tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, giảm các ngành nghề hạn chế đầu tư nước ngoài và điều kiện kinh doanh các ngành dịch vụ đặc thù; cho phép tổ chức tài chính phát hành các quỹ cũng như cho phép doanh nghiệp nước ngoài tham gia lĩnh vực về viễn thông, quản lý tàu biển, quản lý tài chính…
>>>Đột phá thu hút đầu tư và phát triển kinh tế từ khu thương mại tự do
Khu thí điểm cũng có mô hình quản lý, giám sát thuận lợi cho thương mại quốc tế, cho phép hàng hoá nhập khẩu trước, thông quan sau; hình thành các cơ chế một cửa hình thành 66 loại hình phục vụ thương mại quốc tế, phục vụ cho 600.000 doanh nghiệp; tốc độ thông quan chỉ trong 6 tiếng... Tại đây một hệ sinh thái tài chính mở đã đưa vào hoạt động để phục vụ nhu cầu của nền kinh tế như cho phép thiết lập tài khoản thương mại tự do; thành lập trung tâm giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải; thiết lập hệ thống tạo thuận lợi hoá cho các ngành nghề mới nổi như: công nghiệp bán dẫn, y dược sinh học...
Làm việc với Cục Quản lý Giám sát tài chính Thượng Hải, đoàn công tác đã được ông Triệu Vĩnh Kiện - Phó Bí thư Ủy ban công tác Tài chính Thành uỷ Thượng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài chính Giám sát Thượng Hải chia sẻ thông tin về Trung tâm Tài chính quốc tế Thượng Hải đang thu hút 1.771 tổ chức tài chính trong và ngoài nước hoạt động. Trong đó, các tổ chức tài chính nước ngoài chiếm 30%. Năm 2023, ngành tài chính của Thượng Hải đạt mức tăng 860 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5,2% so với năm 2022), chiếm 18,3% GDP của toàn TP Thượng Hải. Hiện Trung tâm Tài chính Thượng Hải đang được nâng cao chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đã tham dự toạ đàm về phát triển trung tâm tài chính quốc tế với lãnh đạo một số doanh nghiệp tài chính lớn tại Thượng Hải. Trong đó, có những công ty đã nghiên cứu về thị trường Việt Nam. Nhiều ý kiến đánh giá Việt Nam có đầy đủ tiềm năng, lợi thế để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
3 cấu phần của Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM
09:45, 26/02/2022
Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?
05:00, 24/02/2022
Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM
09:24, 09/02/2022
Để TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế
23:50, 22/10/2019
Việt Nam bao giờ mới có Trung tâm Tài chính quốc tế?
16:04, 22/07/2019