VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Bảy mục tiêu chiến lược

TRẦN HỮU HUỲNH - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) 13/02/2021 11:15

Thành công kép trong 2 lĩnh vực – y tế và kinh tế - đặt ra một câu hỏi lớn, liệu có thể tạo đà cho các mục tiêu kép khác không để Việt Nam thừa thắng xông lên...

Trên bầu trời âm u, trĩu nặng bởi đại dịch COVID-19 của thế giới, chỉ có vài điểm sáng trong đó có Việt Nam - quốc gia hiếm hoi thành công trên cả mục tiêu kép: kiếm soát đại dịch COVID và phát triển kinh tế nhanh nhất.

Thắng lợi này là kết quả của một quá trình, do nhiều nguyên nhân nhưng lớn nhất vẫn là một khi ý Đảng hợp lòng dân thì “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà bài học rút ra từ 30 năm đổi mới là “phải luôn luôn quán triệt quan điểm dân là gốc, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Thành công kép trong 2 lĩnh vực – y tế và kinh tế - đặt ra một câu hỏi lớn, liệu có thể tạo đà cho các mục tiêu kép khác không để Việt Nam thừa thắng xông lên, bứt tốc, đột phá vượt bẫy thu nhập trung bình, thoát cảnh “chưa giàu đã già” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” được hay không? Nếu có thì các mục tiêu kép ở đây là gì?

1. Đó là đổi mới kinh tế, phải đi liền với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội. Đây vừa là bài học quá khứ vừa là mục tiêu chiến lược bởi nói cho cùng chính trị là bệ đỡ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Và đến lượt mình, sự thành công của phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội và môi trường là điều kiện để tiếp tục đổi mới chính trị, phát huy được truyền thống “dân vi bản”, “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” trong một thời đại luôn đòi hỏi sáng tạo, dân chủ, dân quyền.

2. Đổi mới và nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế, một thế mạnh hiếm có và cơ hội hiếm gặp của Việt Nam đòi hỏi phải đồng thời đổi mới và phát triển hài hòa các vùng miền, các ngành kinh tế của đất nước để khai thác hết tiềm năng của mỗi địa phương, của mỗi nguồn lực, thu hẹp, tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các vùng miền, giàu nghèo trong xã hội.

3. Phát triển hài hòa các thành phần kinh tế trong đó xác định lại động lực phát triển của kinh tế tư nhân, đổi mới phương thức thu hút FDI và cải cách hiệu quả thành phần kinh tế nhà nước mà trọng điểm là doanh nghiệp nhà nước theo hướng những gì trong nước mà doanh nghiệp tư nhân làm được thì để họ làm, cần chọn lọc lại FDI và giới hạn lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước cần làm.

Trong bối cảnh đại dịch hoành ngành, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, xuất siêu 19,1 tỷ USD.

Trong bối cảnh đại dịch hoành ngành, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, xuất siêu 19,1 tỷ USD.

4. Vừa phải giải quyết bài toán khai thác các giá trị chuỗi cung ứng toàn cầu đang được sắp xếp lại sau các cuộc đổ vỡ của thương mại quốc tế vừa phải nhanh chóng “đi tắt đón đầu” trong cuộc cách mạng 4.0 và nền kinh tế số, chính phủ số song song với việc cải cách triệt để, toàn diện hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực để khai thác tốt hai mũi giáp công này.

5. Vừa phải tiếp tục công cuộc “đốt lò”, diệt nội xâm tham nhũng, vừa phải khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phải chấp nhận triết lý “thất bại là mẹ thành công” để bảo vệ tốt các cán bộ trong sáng, cống hiến, nhiệt tâm. Từ đó đào tạo bồi dưỡng được một thế hệ lãnh đạo mới đậm chất hồng chuyên để có thể dẫn dắt được công cuộc chấn hưng đất nước trong cuộc chiến toàn cầu ngày càng phức tạp và khó khăn.

6. Xây dựng cho bằng được một Nhà nước hiệu quả, song song với việc củng cố, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, bền vững, hội nhập trên nền một xã hội công dân có hoài bão, năng động, sáng tạo với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc mà người khơi dậy khát vọng đó phải là lực lượng chính trị tiên phong: Đảng Cộng sản Việt Nam. 

7. Xây dựng một thể chế trong đó Nhà nước phải minh bạch, có trách nhiệm giải trình cao về các hoạt động của mình trước Nhân dân, đồng thời xây dựng, bảo vệ được các định chế hiệu quả của Nhân dân để Nhân dân có thể giám sát chặt chẽ Nhà nước, thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng ”.

Bảy mục tiêu kép trên đây là sự kế thừa, bổ sung cho việc tiếp tục thực hiện mục tiêu kép chống đại dịch và phát triển kinh tế trong năm 2020.

Rất trùng hợp là năm Tân Sửu với biểu tượng là “cặp sừng trâu mới” dũng mạnh sẽ húc đổ các rào cản trì trệ, lạc hậu, tự mãn, cục bộ, tham nhũng… góp phần làm nên những vụ mùa thắng lợi, và sẵn sàng cho một nhiệm kỳ mới thành công hơn nhiệm kỳ đã qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    15:41, 20/01/2021

  • 6 rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2021

    6 rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2021

    14:00, 15/01/2021

  • Động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2021

    Động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2021

    15:29, 11/01/2021

  • Công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam

    Công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam

    13:49, 07/01/2021

  • Kinh tế Việt Nam năm 2021: Lạc quan nhưng không chủ quan

    Kinh tế Việt Nam năm 2021: Lạc quan nhưng không chủ quan

    11:00, 07/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Bảy mục tiêu chiến lược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO