Việt Nam là cộng đồng trực tuyến sôi động nhất ở Đông Nam Á

ĐÌNH ĐẠI 24/07/2022 02:00

Đó là chia sẻ của ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam tại talk show “The Next Power” mới đây.

>>>Ngành bao bì được “hưởng lợi” từ thương mại điện tử

Các nhà sản xuất đang tập trung về Việt Nam

Chia sẻ tại talk show, ông Gijae Seong cho rằng, các nhà sản xuất đang tập trung về Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Đông Nam Á và là một quốc gia sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam tại talk show “The Next Power” - Ảnh chụp màn hình.

Ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ tại talk show “The Next Power” - Ảnh chụp màn hình.

Báo cáo của Amazon cùng với công ty nghiên cứu AlphaBeta cho thấy, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay có giá trị khoảng 3 tỷ USD, nhưng mới chỉ chiếm 1% so với doanh thu xuất khẩu, cho thấy lĩnh vực này đang có rất nhiều dư địa để phát triển. Nghiên cứu này cũng ước tính doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ đạt 11 tỷ USD vào năm 2026.

Ngay trong đại dịch, vị lãnh đạo của Amazon cũng đánh giá cao sự phát triển ổn định của nền kinh tế, cũng như nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện vô cùng to lớn cho sự tham gia của người bán hàng Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn tiếp theo.

“Lợi thế riêng của Việt Nam và các sản phẩm đến từ Việt Nam là thân thiện với môi trường, có thiết kế độc đáo và khác biệt so với các sản phẩm của các nước khác. Hi vọng rằng trong tương lai, sẽ có một số thay đổi trong sản phẩm để có thêm nhiều người Việt có thể ra mắt thành công trên amazon.com”, ông Gijae Seong nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông cho rằng, hàng hóa của Việt Nam còn gặp nhiều rào cản trong việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định, như quy định về xuất khẩu hay giấy tờ, thủ tục. Bảo hộ thương hiệu cũng đang là một vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp Việt.

Ông Gijae Seong nhấn mạnh rằng trên Amazon có hàng tỷ sản phẩm và do đó việc sao chép và bán hàng với giá rẻ sẽ không có sức hấp dẫn đối với khách hàng và cũng khó để cạnh tranh. Việc người bán biết cách bảo vệ khách hàng, bảo vệ thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia sẽ làm tăng niềm tin của khách, từ đó phát triển toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử chứa rất nhiều dữ liệu, đây là điểm khác biệt và cũng là lợi thế vô cùng lớn so với kinh doanh truyền thống. Thay vì phải khảo sát hàng quý hay năm để có dữ liệu khi kinh doanh ngoại tuyến, những nhà bán hàng ngày nay có được phản hồi của khách hàng trong thời gian thực ở mọi nơi trên thế giới.

“Có rất nhiều dữ liệu để bạn hiểu được nỗi ám ảnh của khách hàng là gì. Nhưng bạn có cam kết lắng nghe phản hồi của khách hàng, hay cái mà chúng tôi gọi là nỗi ám ảnh của khách hàng không?”, ông Gijae Seong đặt câu hỏi. Đồng thời khẳng định, thương mại điện tử đang mang lại cơ hội như nhau cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, dù họ đến từ Việt Nam, từ Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác.

“Nó mang lại cơ hội bình đẳng, trang bị cho các người bán những công cụ, công nghệ, dữ liệu tương tự nhau. Tại Việt Nam, sản phẩm của những thương hiệu lớn như Gốm Minh Long, Trung Nguyên, hay các sản phẩm nhỏ như nón bảo hiểm, thiệp 3D, hạt điều, … đều đã và đang được bán thành công trên nền tảng của Amazon”, ông Gijae Seong nhấn mạnh.

>>>Amazon đầu tư vào hãng giao đồ ăn để giữ chân khách hàng “VIP”

Đổi mới từ chính các sàn thương mại điện tử

Amazon Global Selling thống kê trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2020 đến 31/8/2021), gần 7,2 triệu sản phẩm của SMEs Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng SMEs Việt bán hàng qua các cửa hàng Amazon trên toàn thế giới cũng vượt mốc doanh số 100.000 USD, 500.000 USD và 1 triệu USD, tăng lần lượt hơn 18%, 53% và 40% chỉ sau một năm. 

trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2020 đến 31/8/2021), gần 7,2 triệu sản phẩm của SMEs Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới.

Trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2020 đến 31/8/2021), gần 7,2 triệu sản phẩm của SMEs Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới.

Ông Gijae Seong cho biết, năm 2022, một lượng lớn người bán đang đến với Amazon, thậm chí tăng gấp 3 lần. Những con số này là kết quả của quá trình đổi mới từ bên trong của chính sàn thương mại điện tử đa quốc gia như Amazon.

Đội ngũ của Amazon Global Selling Việt Nam thành lập trong 2-3 năm qua và nỗ lực đầu tiên là bản địa hóa ngôn ngữ và cải thiện trải nghiệm của người bán Việt Nam trên Amazon thông quá khám phá những “nỗi đau” của họ.

Chẳng hạn như trong hoạt động Logistics, ví dụ khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ là khá xa, đặc biệt là COVID-19 đã kéo theo rất nhiều cuộc khủng hoảng, khiến việc giao hàng vận chuyển trở nên tốn kém và thiếu hiệu quả. Khác với việc vận chuyển bằng container trong mô hình B2B, bán hàng trực tiếp tới người dùng cuối qua sàn sẽ tùy vào loại sản phẩm và số lượng mà phương tiện và giao thức vận chuyển cũng sẽ đa dạng và phức tạp hơn.

Trong giai đoạn COVID-19, Amazon cũng cố gắng đưa ra một số gói hỗ trợ nhất định cho những người bán hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Một trong những gói hỗ trợ đó là chương trình ưu đãi dành cho người bán hàng mới, với rất nhiều sự hỗ trợ về mặt hậu cần, thương hiệu hay bán hàng. Amazon cũng cung cấp chương trình ưu đãi cho những người bán hàng trong giai đoạn mọi người đều gặp khó khăn vì thiếu dòng tiền hoặc hoạt động kinh doanh của họ không hiệu quả như trước.

Quan trọng hơn, vị giám đốc tại Amazon cho biết, nhiệm vụ trọng tâm và dài hạn của Amazon tại Việt Nam chính là nâng cao nhận thức và đào tạo cho người bán hàng về việc kinh doanh xuyên biên giới. Không chỉ thực hiện các hoạt động tương tác trực tuyến trên các kênh MXH, mà Amazon còn thiết kế hàng trăm khóa học bằng tiếng Việt dưới dạng các module video theo từng chủ đề nhỏ để cải thiện kỹ năng cho người bán.

“Tôi nghĩ lợi thế đầu tiên của Việt Nam chính là lợi thế về con người. Chúng tôi có một lợi thế là có những người trẻ tuổi được kết nối thông qua các cộng đồng trực tuyến và họ rất ham học hỏi… Tôi có thể nói rằng Việt Nam thực sự là cộng đồng trực tuyến sôi động nhất ở Đông Nam Á”, ông Gijae Seong chia sẻ thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành bao bì được “hưởng lợi” từ thương mại điện tử

    Ngành bao bì được “hưởng lợi” từ thương mại điện tử

    01:02, 30/06/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ngăn chặn hành vi lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ngăn chặn hành vi lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại

    20:05, 28/06/2022

  • “Phủ sóng” sản phẩm địa phương trên thương mại điện tử

    “Phủ sóng” sản phẩm địa phương trên thương mại điện tử

    00:06, 25/06/2022

  • Quảng Ninh: Thương mại điện tử “cầu nối” cho xuất nhập khẩu

    Quảng Ninh: Thương mại điện tử “cầu nối” cho xuất nhập khẩu

    01:22, 24/06/2022

  • Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại điện tử trong tiêu thụ sản

    Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại điện tử trong tiêu thụ sản

    08:32, 20/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam là cộng đồng trực tuyến sôi động nhất ở Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO