Việt Nam và Mỹ cần có một hiệp định thương mại tự do

NGUYỄN VIỆT 06/09/2023 03:24

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được nâng cao nếu có một hiệp định thương mại tự do, nhằm củng cố khả năng tiếp cận thị trường của nhau với những điều kiện thuận lợi.

>>Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ và thực chất

GS. kinh tế David Dapice thuộc Trường Kennedy, Đại học Harvard chia sẻ trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Joe Biden tại buổi chiêu đãi trọng thể của chính phủ Mỹ hôm 7-7-2015. Ảnh: TWITTER

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden (khi đó là Phó Tổng thống) tại buổi chiêu đãi trọng thể của chính phủ Mỹ ngày 7/7/2015. Ảnh: TWITTER

Nhận định về tiềm năng phát triển quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ, theo GS. David Dapice hai bên có thể tập trung vào hợp tác an ninh mạng, điều mà Việt Nam dành nhiều sự quan tâm.

Tiền đề mở ra FTA Việt – Mỹ

Lĩnh vực này có thể bao gồm đầu tư vào trung tâm điện toán đám mây ở Việt Nam, cũng như những giải pháp tăng cường an ninh mạng mà phía Mỹ có thế mạnh. "Một số công ty như Amazon, Microsoft, Google có thể xây dựng trung tâm điện toán đám mây an toàn tại Việt Nam. Dù có giá thành cao, nhưng những dự án như vậy có hữu ích và sẽ được hai bên thảo luận", GS. Dapice nói.

Vẫn theo GS. Dapice, bên cạnh an ninh mạng, sản xuất chip và chuyển đổi năng lượng xanh cũng là những lĩnh vực hai bên hướng tới tăng cường hợp tác trong tương lai. Năm 2022, Mỹ và Việt Nam đã khởi động dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II), trị giá 36 triệu USD do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Dự án được kỳ vọng cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu về chuyển đổi năng lượng bền vững.

USAID cho biết V-LEEP II sẽ tham gia đóng góp vào quá trình thiết kế, huy động tài chính, xây dựng và vận hành các nguồn năng lượng sạch mới, bao gồm 2.000 megawatt (MW) năng lượng tái tạo và 1.000 MW nguồn điện từ khí đốt tự nhiên.

GS. Dapice cho rằng những cải tiến của Việt Nam về lực lượng lao động được đào tạo, năng lượng xanh và nhà cung cấp có chuyên môn cao sẽ mở ra cơ hội thu hút nhiều vốn FDI từ Mỹ. Giới chuyên gia kỳ vọng chuyến thăm này sẽ là tiền đề để hai nước thảo luận về một hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam đã tham gia 16 FTA song phương và đa phương, nhưng chưa ký với Mỹ.

"Hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ tiếp tục được nâng cao nếu Việt Nam và Mỹ có một hiệp định thương mại tự do, nhằm củng cố khả năng tiếp cận thị trường của nhau với những điều kiện thuận lợi", GS. Dapice nhấn mạnh.

GS. Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nhận định, thương mại và đầu tư vẫn là cốt lõi của mối quan hệ song phương Việt - Mỹ. Mỹ muốn tìm chuỗi cung ứng chất bán dẫn an toàn và linh hoạt từ Việt Nam, trong khi Việt Nam tìm kiếm nguồn đầu tư lớn hơn và tiếp cận thị trường Mỹ, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen đánh giá Việt Nam là đối tác ngày càng quan trọng với Mỹ và đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của nước này. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen khẳng định Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn, năng lượng tái tạo.

GS. Thayer bình luận, chuyến thăm của bà Yellen đã củng cố cam kết của Mỹ hỗ trợ Việt Nam cải cách kinh tế và hội nhập toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhằm "mang lại cho Việt Nam một vị trí đặc quyền trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ".

Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh, Việt Nam là một giao điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, được chứng minh bởi các khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp công nghệ Mỹ vào Việt Nam như công ty Amkor Technology hay tập đoàn Intel, với nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất thế giới của công ty được đặt tại TP. HCM.

>>Uy tín quốc tế giúp Việt Nam đứng ở vị thế tốt hơn trong hợp tác với Mỹ

>>Việt - Mỹ hướng tới tầm quan hệ mới

Quan hệ thương mại đang trên đà phát triển

Trước đó, đánh giá về các biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới, Tham tán, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng cho biết sau lần đầu đạt mốc xuất khẩu trên 100 tỷ USD trong năm 2022.

Đặc biệt, việc kết thúc điều tra vụ 301 về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, cũng như việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ… quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ đang trên đà phát triển mạnh. 

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tính từ tháng 1-5/2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 46,5 tỷ USD.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tính từ tháng 1đến tháng 5/2023, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt trên 46,5 tỷ USD.

Điều này cho thấy sự chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan hữu quan Việt Nam như Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính... và sự phối hợp của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã giúp cải thiện, tăng cường trao đổi hợp tác trong xây dựng quan hệ kinh tế thương mại bền vững giữa hai nước.

Trao đổi về triển vọng thương mại 6 tháng cuối năm, Tham tán Đỗ Ngọc Hưng nhận định tình hình sẽ có một số điểm thuận lợi hơn so với 6 tháng đầu năm. Bởi nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi về tăng trưởng và nhu cầu tiêu dùng.

Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục quan tâm và cam kết hợp tác kinh doanh mạnh mẽ với Việt Nam. Nhờ sự phục hồi tốt, hiện các chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ đã bắt đầu nối lại hoạt động đặt đơn hàng với Việt Nam.

Mỹ là thị trường khổng lồ, với 330 triệu dân, trong đó hơn 2,1 triệu người Mỹ gốc Việt. Cộng đồng người Việt tại Mỹ luôn hướng về quê hương, mong muốn được sử dụng những sản phẩm Việt Nam.

"Đây chính là tiềm năng to lớn đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hệ thống hàng nghìn doanh nghiệp kiều bào là kênh phân phối tiềm năng đưa hàng Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường Mỹ", Tham tán Đỗ Ngọc Hưng nói.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tính từ tháng 1-5/2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 46,5 tỷ USD, trong đó Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam 43,5 tỷ USD và xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ.

Đáng lưu ý, trong khối các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả khối, xếp trên nước thứ hai là Thái Lan với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

  • Uy tín quốc tế giúp Việt Nam đứng ở vị thế tốt hơn trong hợp tác với Mỹ

    04:00, 01/09/2023

  • Việt - Mỹ hướng tới tầm quan hệ mới

    03:00, 30/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam và Mỹ cần có một hiệp định thương mại tự do
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO