Vinaconex sắp chuyển sang sàn HOSE

TIẾN DŨNG 29/06/2020 11:09

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Tổng Công ty Vinaconex đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó chuyển niêm yết cổ phiếu VCG sang sàn HOSE.

Đại hội cổ đồng Vinaconex đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuyển sang sàn HOSE

Đại hội cổ đồng Vinaconex đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuyển niêm yết cổ phiếu VCG sang sàn HOSE

Trong năm đầu tiên hoạt động theo cơ cấu không còn vốn sở hữu Nhà nước, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Vinaconex vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2019 đạt 9.891 tỷ đồng (hoàn thành 98% so với kế hoạch), lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 đạt 787 tỷ đồng (hoàn thành 106% so với kế hoạch và tăng 23% so với thực hiện năm 2018). Trong đó, Công ty mẹ Vinaconex đạt 3.516 tỷ đồng doanh thu và 717 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (hoàn thành 112% so với kế hoạch năm 2019 và tăng 24% so với thực hiện năm 2018).

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trên hai lĩnh vực chính của Vinaconex là xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc. Vinaconex Xây dựng – Công ty do Vinaconex sở hữu 100% vốn điều lệ - mặc dù mới thành lập được hơn 1 năm nhưng đã đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Trong năm 2019, Vinaconex tiếp tục trúng thầu nhiều công trình xây lắp với giá trị lớn, tiêu biểu như: Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao Mikazuki (Đà Nẵng), Dự án lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu), Nhà xưởng Goertek (Bình Dương), Vin City Ocean Park (Hà Nội), Tổ hợp Khách sạn Crown (Lào), Đại học FPT (TP Hồ Chí Minh), hạ tầng khu CNC Hòa Lạc (Hà Nội). Đặc biệt, Dự án tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao Mikazuki (Đà Nẵng) là dự án đầu tiên mà chủ đầu tư Nhật Bản giao trực tiếp cho một nhà thầu Việt Nam (Vinaconex) làm tổng thầu thi công. Đây là sự khẳng định về thương hiệu, chất lượng và mức độ cạnh tranh về giá của Vinaconex trong lĩnh vực xây lắp.

Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp này tiếp tục duy trì được sự ổn định và hiệu quả khai thác sau đầu tư. Bên cạnh việc thực hiện tốt các dự án chuyển tiếp, Vinaconex đã trúng đấu giá nhiều dự án bất động sản lớn như Dự án Tam Kỳ (Quảng Nam), Dự án Tuy Hòa (Phú Yên), Dự án Đại lộ Hòa Bình – Móng Cái (Quảng Ninh)… Cùng với đó, dự án khu đô thị Cái Giá – Cát Bà Amatina và dự án Khu CNC Hòa Lạc là những dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển hoạt động đầu tư của Vinaconex trong thời gian tới.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, cùng với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các doanh nghiệp cùng ngành, Đại hội đồng cổ đông Vinaconex đã thông qua kế hoạch SXKD năm 2020 với nhiều mục tiêu mang tính thách thức. Theo đó, kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2020 là 9.530 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 820 tỷ đồng.

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Vinaconex năm 2020 đạt lần lượt là 3.870 tỷ đồng và 803 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với thực hiện năm 2019. Vinaconex sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực và kiên định chiến lược phát triển hai lĩnh vực cốt lõi là xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản.

Về đầu tư và kinh doanh bất động sản, Vinaconex sẽ tập trung thực hiện các dự án hiện có như Dự án Cát Bà Amatina, đẩy mạnh phát triển các dự án hạ tầng khu công nghiệp (Khu CNC Hòa Lạc, Cụm công nghiệp Sơn Đông, Khu CN Đông Anh). Ngoài ra, Vinaconex sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư vào các dự án BOT giao thông trọng điểm để tạo nguồn việc cho cả hệ thống; thực hiện M&A các dự án bất động sản đã cơ bản hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể vừa triển khai thực hiện trong năm, vừa tạo quỹ đất dự trữ cho các năm tiếp theo, từng bước nâng cao tỷ trọng giá trị đầu tư trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Dự kiến quy mô đầu tư vốn của Vinaconex vào các Dự án trong thời gian tới sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Vinaconex tiếp tục duy trì sự ổn định và hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh phụ trợ (xuất khẩu lao động, giáo dục đào tạo, dịch vụ, thương mại…), đồng thời nâng cao đãi ngộ và thu nhập cho người lao động để góp phần xây dựng xây dựng đội ngũ nhân sự gắn kết cùng lộ trình phát triển Vinaconex.

Đại hội cũng đã biểu quyết thông qua các nội dung như phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2019 với kế hoạch cổ tức năm 2020 là 12%, bằng 200% so với thực hiện năm 2019; Phương án tăng vốn điều lệ Vinaconex thông qua hình thức chào bán 66.256.600 cổ phần (tương đương 15% tổng số cổ phần đang lưu hành) cho cổ đông hiện hữu, với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phần; Phương án chuyển niêm yết cổ phiếu VCG từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

  • Bức tranh tài chính của Vinaconex sau 1 năm

    Bức tranh tài chính của Vinaconex sau 1 năm "đổi chủ"

    12:01, 28/06/2020

  • Tư duy ngược của Chủ tịch Vinaconex

    Tư duy ngược của Chủ tịch Vinaconex

    01:00, 02/06/2020

  • Vinaconex: TOP 3 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam

    Vinaconex: TOP 3 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam

    10:19, 10/01/2020

  • Vinaconex quyết định thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex Power

    Vinaconex quyết định thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex Power

    16:51, 31/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vinaconex sắp chuyển sang sàn HOSE
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO