Vinafood II “bết bát” dù có lợi thế “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”

NGUYỄN VIỆT 30/07/2020 11:04

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 16 bị can trong vụ Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) gây thiệt hại gần 133 tỷ đồng.

Trong đó, ông Huỳnh Thế Năng (nguyên thành viên HĐTV kiêm tổng giám đốc Vinafood II) bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

VKSNDTC) vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 16 bị can trong vụ Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) bị thiệt hại gần 133 tỷ đồng.

VKSNDTC vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 16 bị can trong vụ Vinafood II bị thiệt hại gần 133 tỷ đồng.

Quay trở lại trước năm 2018, thời điểm Vinafood 2 được cổ phần hóa, theo báo cáo đến cuối tháng 6/2017, công ty có tổng tài sản 8.799 tỷ đồng và khoản vay nợ dài hạn 3.770 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của công ty là 3.885 tỷ đồng và lỗ lũy kế 912 tỷ đồng. Báo cáo kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2017 công ty lỗ 118 tỷ đồng.

Kinh doanh bết bát là thế, vậy nên dù là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, nhưng Vinafood 2 chỉ có tìm được 2 nhà đầu tư chiến lược trong nỗ lực cổ phần hóa là Tập đoàn FPT và Tập đoàn T&T Group.

Trên thực tế, FPT bỏ cuộc ngay từ khi xuất phát khi nộp không đủ hồ sơ để T&T Group “bất đắc dĩ” một mình một ngựa về đích.

Thế nhưng, dù có cổ đông chiến lược “bạo vì tiền” như T&T Group nhưng doanh nghiệp “mạnh vì gạo” là Vinafood 2 vẫn tiếp tục thua lỗ trong những năm tiếp theo.

Tại kỳ kế toán đầu tiên của công ty sau khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần vào giai đoạn từ 9/10-31/12/2018, với việc trích lập dự phòng tổn thất cho tài sản thiếu chờ xử lý cũng như trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, Vinafood 2 đã ghi nhận khoản lỗ ròng 1.485 tỷ đồng.

Trong giai đoạn từ 1/1 đến 8/10, mặc dù đạt doanh thu hơn 15.000 tỷ đồng nhưng Vinafood 2 cũng chỉ lãi ròng 16 tỷ đồng. Lý do của việc này là các khoản phải thu của Vinafood 2 đã phát sinh từ giai đoạn trước tuy nhiên đến khi chuyển sang công ty cổ phần mới được trích lập dự phòng đầy đủ.

Tính đến 31/12/2018, Vinafood 2 đang có lỗ lũy kế gần 2.000 tỷ đồng dẫn đến vốn chủ sở hữu chỉ còn 3.357 tỷ đồng trên vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng.

, dù có cổ đông chiến lược “bạo vì tiền” như T&T Group nhưng doanh nghiệp “mạnh vì gạo” là Vinafood 2 vẫn tiếp tục thua lỗ trong những năm tiếp theo.

Dù có cổ đông chiến lược “bạo vì tiền” như T&T Group nhưng doanh nghiệp “mạnh vì gạo” là Vinafood 2 vẫn tiếp tục thua lỗ trong những năm tiếp theo.

Sang đến năm 2019, theo báo cáo tài chính tại đại hội cổ đông bất thường, công ty mẹ Vinafood 2 bị lỗ hơn 160,8 tỷ đồng. Tổng cộng lỗ lũy kế đến hết năm 2019 là hơn 1.996 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hết tháng 12/2019 là 3.235,7 tỷ đồng.

Thậm chí, gần 2 năm tính từ thời điểm IPO đã qua đi mà việc quyết toán vốn Nhà nước tại Vinafood 2 vẫn chưa hoàn tất. Điều này cũng có nghĩa là tiến trình cổ phần hóa tại “ông lớn” ngành lương thực này vẫn chưa cán đích, và dẫn đến tình trạng “bình mới, rượu cũ”.

Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước là những giải pháp quan trọng nhất nhằm lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ vốn, giúp thị trường chứng khoán phát triển.

Tuy nhiên, tiến trình tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho 125 triệu cổ phần, chiếm 25% vốn điều lệ Vinafood 2 lại nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt của nhiều ông lớn trên thị trường.

Bởi lẽ, sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn giữ số lượng cổ phần chi phối tại Vinafood 2. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh không mấy khả quan đã khiến việc cổ phần hóa Vinafood 2 trở thành vấn đề nan giải.

Để thu hút nhà đầu tư chiến lược tham gia quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì trước tiên các cấp quản lý cần phải tạo cho họ niềm tin và sự đảm bảo “trước sau như một”, trọng thị nhà đầu tư chiến lược, kể từ khi bắt đầu bỏ vốn mua cổ phần và trong suốt quá trình họ ở lại với doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư chiến lược rất sợ đối mặt với tình trạng khi muốn thu hút nhà đầu tư chiến lược thì doanh nghiệp vồn vã, trọng thị, nhưng khi có được cổ đông chiến lược, doanh nghiệp lại đối xử tệ bạc, thậm chí vi phạm các quy định về quyền lợi mà doanh nghiệp phải đáp ứng và tìm cách “hất cẳng” họ đi.

Do đó, các nếu các nguyên tắc quản trị hiện đại không được tuân thủ, dẫn đến vi phạm quyền và lợi ích của cổ đông chiến lược thì sẽ khó thu hút đối tượng nhà đầu tư này.

Có thể bạn quan tâm

  • Khai thác bất động sản có

    Khai thác bất động sản có "cứu" được Vinafood 2?

    03:22, 03/03/2020

  • Kinh doanh gạo gặp khó, Vinafood 2 trông cậy vào đất vàng

    Kinh doanh gạo gặp khó, Vinafood 2 trông cậy vào đất vàng

    15:55, 05/11/2019

  • Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 1): Vinafood 2 có cơ

    Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (Kỳ 1): Vinafood 2 có cơ "đổi vận"?

    16:30, 05/03/2018

  • Vinafood 2 có

    Vinafood 2 có "dễ xơi"?

    06:30, 06/02/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vinafood II “bết bát” dù có lợi thế “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO