Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, sát với nhu cầu thực tiễn

Diendandoanhnghiep.vn Nhằm đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DN trong bối cảnh mới, Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp...

Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 40%.

Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 40%.

>>> Vĩnh Phúc: “Mở” chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực cơ khí, ô tô, xe máy

Số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, tính đến năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 78% tăng 1,8% so với năm 2021, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 36%. Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 40%.

Nâng cao chất lượng đào tạo

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chất lượng đào tạo, kỹ năng của học viên sau khi tốt nghiệp vẫn là vấn đề cần được cải thiện. Hầu hết các học viên sau khi ra trường, tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp vẫn phải tập huấn hoặc đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Do đó, tháng 8 vừa qua, nhằm tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với mục tiêu tăng cường đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong đó, xác định rõ mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc tối thiểu có 40% học sinh sau THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; có khoảng 10 ngành, nghề trọng điểm, trong đó có 1-2 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN; đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Để đạt được những mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Tỉnh sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về tầm quan trọng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh đạt trình độ khu vực ASEAN và quốc tế…

Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp… Phát triển giáo dục nghề nghiệp ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Đào tạo nghề cho nông dân, đồng bào dân tộc… đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn và từ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

“Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm "học đi đối với hành", kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo tại nhà trường kết hợp với đào tạo tại doanh nghiệp. Nâng cấp và chuẩn hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, tiếp cận với thiết bị đào tạo của các nước trong khu vực ASEAN và thế giới” ông Độ nhấn mạnh.

Trong Kế hoạch triển khai Chỉ thị 21, tỉnh đặt nội dung nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp làm trọng tâm.

Trong Kế hoạch triển khai Chỉ thị 21, tỉnh đặt nội dung nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp làm trọng tâm.

Tăng cường hợp tác chặt chẽ nhà trường với doanh nghiệp

Nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo là cực kỳ quan trọng, đóng vai trò thẩm định, chuẩn đầu ra cho giáo dục, do đó Vĩnh Phúc đã có các chính sách đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Trong Kế hoạch triển khai Chỉ thị 21, tỉnh đặt nội dung nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp làm trọng tâm. Thực hiện linh hoạt việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia toàn diện của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo nghề nghiệp từ khâu tuyển sinh, đánh giá, phản biện nội dung chương trình để nhà trường cải tiến, chỉnh sửa phù hợp thực tế.

Đồng thời, cử các cán bộ doanh nghiệp có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trong giờ học ngoại khóa tại nhà trường hoặc doanh nghiệp đến tuyển dụng lao động qua đào tạo; thành lập các cơ sở thực hành tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xem doanh nghiệp là ngôi trường thứ hai của người học.

Cũng như hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, gắn kết cung - cầu lao động kết nối, truyền tải, chia sẻ dữ liệu về lao động, việc làm ở trung ương kết nối, liên thông với cổng thông tin điện tử của tỉnh đảm bảo kịp thời cung cấp các thông tin thiết yếu đến với người học giáo dục nghề nghiệp và người dân.

Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, gắn hoạt động của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, gắn hoạt động của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Kế hoạch cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện linh hoạt việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, gắn hoạt động của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mặt khác, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm trong đào tạo thí điểm; tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp của tỉnh để tăng cường đào tạo lao động chất lượng cao trên cơ sở đề án được nhà trường ban hành.

Chủ động đề xuất với các cơ quan quản lý trực tiếp trong việc hợp tác đào tạo với nước ngoài về đào tạo nghề nghiệp cho người lao động để dần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tiến tới Vĩnh Phúc có sinh viên tham gia và đạt giải tại các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, sát với nhu cầu thực tiễn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714317447 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714317447 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10