Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút đầu tư giai đoạn mới

Nguyên Vũ 18/08/2023 04:00

Nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, Vĩnh Phúc đã có những giải pháp đột phá nâng cao chất lượng lao động.

Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm, từ 24,8% năm 2018, tăng lên 25,1% năm 2019, 28,2% năm 2020 và đạt xấp xỉ 35% năm 2021.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm, từ 24,8% năm 2018, tăng lên 25,1% năm 2019, 28,2% năm 2020 và đạt xấp xỉ 35% năm 2021.

Số liệu từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, hiện nay toàn tỉnh có 251.000 công nhân, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp ngoài nhà nước hơn 37% và lao động trong doanh nghiệp FDI hơn 62%.

Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm, từ 24,8% năm 2018, tăng lên 25,1% năm 2019, 28,2% năm 2020 và đạt xấp xỉ 35% năm 2021.

>>>Vĩnh Phúc thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực điện tử

Sẵn sàng nguồn nhân lực

Để sẵn sàng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc,Nguyễn Văn Độ cho biết: Những năm qua, Vĩnh Phúc đã ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân luồng học sinh; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động học nghề; đưa công nhân, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Thống kê cho thấy, toàn tỉnh có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên. Triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo các ngành, nghề theo nhu cầu thị trường; tăng các tiết dạy thực hành, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…

Theo thống kê, toàn tỉnh có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, trình độ tay nghề của người lao động ngày càng được nâng cao, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Hiện đội ngũ công nhân của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng; trình độ lý luận, ý thức tổ chức, kỷ luật ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, những năm qua, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiến hành gần 1.600 cuộc kiểm tra đồng cấp và cấp dưới về việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; kiểm tra 37 tổ chức về công tác quản lý, sử dụng tài chính công đoàn.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát của các ngành chức năng tại 26/180 doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và 329/1.400 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh mới đây cho thấy, vẫn có gần 27% doanh nghiệp lớn, trên 16% doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh thiếu hụt lao động phổ thông, lao động chất lượng cao.

Số liệu từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, hiện nay toàn tỉnh có 251.000 công nhân, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Số liệu từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, hiện nay toàn tỉnh có 251.000 công nhân, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Đặc biệt, dù tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng qua các năm nhưng số lao động có trình độ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực công nghệ cao còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao.

>>>Vĩnh Phúc đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp

Trước những khó khăn, bất cập này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Văn Độ chia sẻ: UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn; đổi mới công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm.

Hiện đội ngũ công nhân của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng; trình độ lý luận, ý thức tổ chức, kỷ luật ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Hiện đội ngũ công nhân của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng; trình độ lý luận, ý thức tổ chức, kỷ luật ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Cùng với đó, tăng cường hợp tác, liên kết, đặt hàng đào tạo với các trường đại học; thực hiện chương trình đào tạo mới theo chuẩn khu vực và quốc tế. Kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến động của thị trường lao động và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng tăng cường thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến động của thị trường lao động và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Tỉnh Vĩnh Phúc kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến động của thị trường lao động và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, tỉnh đưa đổi mới phương pháp quản lý; nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo.

Trao đổi với DĐDN, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Văn Độ khẳng định: “Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tăng quy mô và nâng cao chất lượng, tập trung đào tạo chương trình chất lượng cao chú trọng các ngành nghề kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của tỉnh”.

Có thể bạn quan tâm

  • Vĩnh Phúc thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực điện tử

    04:00, 14/08/2023

  • Vĩnh Phúc hợp tác với Vùng Toscana vì mục tiêu thịnh vượng

    16:55, 29/07/2023

  • Vĩnh Phúc đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    04:00, 27/07/2023

  • Vĩnh Phúc: Mục tiêu tiếp tục nằm trong top 10 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất

    04:05, 24/07/2023

  • DDCI - Động lực giúp Vĩnh Phúc nâng cao Chỉ số PCI

    08:08, 10/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút đầu tư giai đoạn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO