Virus Corona ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?

An Chi 10/02/2020 11:00

Các nhà máy ở Trung Quốc, trung tâm của chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử, đã đóng cửa trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hơn bình thường do sự bùng phát của virus Corona

Kế hoạch quay trở lại sản xuất của Foxconn - công xưởng gia công iPhone lớn nhất thế giới sau ngày 10/2 đã bị đình chỉ lại vô thời hạn do những lo ngại xung quanh sự bùng phát của virus corona (nCoV).

Động thái này càng làm nghiêm trọng thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng cho các công ty điện tử toàn cầu, bao gồm Apple, Amazon, Google và Huawei.

Foxconn là một đối tác lớn, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất điện thoại thông minh Huawei, máy tính bảng Amazon Kindle, đồng thời cũng là nhà cung cấp linh kiện cho cho HP, Dell và hầu hết các thương hiệu điện tử lớn khác.

Các chuyên gia y tế công cộng ở Thâm Quyến đã thông báo với Foxconn rằng các nhà máy của họ phải đối mặt với "nguy cơ nhiễm coronavirus cao" sau khi tiến hành kiểm tra tại chỗ và đây là lý do khiến chính quyền quyết định tiếp tục tạm dừng hoạt động của Foxconn, cũng như các công ty lớn khác.

Thậm chí, trong biên bản ghi nhớ cuộc họp của chính quyền Thâm Quyến còn ghi rõ: "Việc cố tình vi phạm phòng chống dịch bệnh có thể có khả năng đối mặt với án tử hình!"

Tổ hợp Trịnh Châu của Foxconn đã ra thông báo hủy kế hoạch tiếp tục công việc vào ngày 10/2 theo kế hoạch cũ.

"Chính quyền địa phương không muốn mạo hiểm với virus tiềm ẩn lây lan trong môi trường làm việc nhiềulao động như vậy. Không ai muốn chịu trách nhiệm khikhởi động lại công việc vào thời điểm quan trọng này", thông cáo báo chí Foxconn ghi rõ.

Andre Neumann-Loreck, người sáng lập On-Tap Consulting, một công ty ở Thung lũng Silicon chuyên tư vấn cho các công ty phần cứng và các công ty khởi nghiệp ở châu Á, cho biết khách hàng của ông đã hỏi rất nhiều câu hỏi về cách thức đối phó với dịch bệnh và đã tích cực lập kế hoạch dự phòng.

Andre Neumann-Loreck, người sáng lập On-Tap Consulting, một công ty ở Thung lũng Silicon chuyên tư vấn cho các công ty phần cứng và các công ty khởi nghiệp ở châu Á, cho biết khách hàng của ông đã hỏi rất nhiều câu hỏi về cách thức đối phó với dịch bệnh và đã tích cực lập kế hoạch dự phòng.

Giá cổ phiếu của Foxconn đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 20 năm. Tương tự, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản, cũng như các công ty công nghệ khác hoạt động tại Trung Quốc, như Murata Manufacturing, Tokyo Electron và Sharp đều giảm

Theo các chuyên gia y tế tại Thâm Quyến, nguồn không khí vốn chỉ sử dụng điều hoà nhiệt độ tại các nhà máy và ký túc xá của công nhân là một môi trường rất thuận lợi để virus sinh sôi và phát triển.

Thậm chí, các chuyên gia này còn cho rằng các cơ sở sản xuất sử dụng điều hòa không khí trung tâm, môi trường làm việc kín thậm chí còn có rủi ro cao hơn do mật độ của công nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam xác nhận ca nhiễm virus corona thứ 14

    Việt Nam xác nhận ca nhiễm virus corona thứ 14

    12:50, 09/02/2020

  • [NÓNG] Tin

    [NÓNG] Tin "Virus corona lây qua bụi khí” chỉ là sai sót trong... dịch thuật

    12:06, 09/02/2020

  • [DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP TUẦN QUA] Thương hiệu vang bóng một thời, Doanh nghiệp

    [DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP TUẦN QUA] Thương hiệu vang bóng một thời, Doanh nghiệp "lao đao" vì virus corona

    09:30, 09/02/2020

  • [THẾ GIỚI TUẦN TỪ 3-8/2] Vật lộn với Corona; điều bất ngờ từ D. Trump!

    [THẾ GIỚI TUẦN TỪ 3-8/2] Vật lộn với Corona; điều bất ngờ từ D. Trump!

    11:00, 08/02/2020

Tuy nhiên, về phía Foxconn, hãng này cho biết sẽ rất khó khăn khi giải quyết những lo ngại như vậy vì hệ thống điều hòa trung tâm là một phần của thiết bị cần thiết để ngăn bụi làm gián đoạn quá trình sản xuất.

"Virus Corona có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn SARS và gây ra tình trạng bất ổn hơn chiến tranh thương mại", Gary Cheung, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thị trường của Haitong Securities nhận định.

Sau cuộc họp trực tuyến của Chủ tịch Young Liu vào sáng thứ 7 (ngày 8/2), cùng ngày hãng Foxconn đã hủy toàn bộ vé máy bay cho nhân viên Đài Loan vốn đã có kế hoạch để trở về Trung Quốc trong khoảng từ 8/2 đến 14/2 nhằm khởi động lại hoạt động của các nhà máy.

Chủ tịch Liu cho biết, khu phức hợp Trịnh Châu của hãng này sẽ chỉ khởi động lại hoạt động khi được chính quyền địa phương xác nhận sự an toàn và phê duyệt cho các hoạt động sản xuất trở lại.

Thậm chí, theo một thông báo nội bộ riêng Foxconn, công ty trưng bày Innolux của hãng vốn đặt các cơ sở ở Thâm Quyến, hôm thứ Sáu đã ra một thông báo cho các nhân viên rằng họ chưa cần phải quay lại khu phức hợp Longhua vào ngày thứ Hai, 10/2 theo kế hoạch trước đó.

"Chính phủ đã và đang làm cực kỳ nghiêm ngặt thời gian này", đại diện một cơ sở gia công các linh kiện cho hãng Foxconn cho biết.

Bên cạnh Foxconn, các công ty khác như Pegatron, đối tác gia công thiết bị cho Apple, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của virus Corona do phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung ở Trung Quốc.

Các nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn và màn hình LCD ngừng hoạt động sẽ gây tổn thất lớn nên một số vẫn được phép vận hành. Ericsson AB, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Thụy Điển, cho biết đã đình chỉ sản xuất tại Trung Quốc. Hãng Airbus cũng đã tạm đóng cửa một nhà máy ở Thiên Tân, Trung Quốc…

Trong một diễn biến khác, hiện vẫn còn rất nhiều tàu đang trong tình trạng “lênh đênh” trên biển vì bị "cách ly nổi", khi nhiều quốc gia như Úc, Singapore… từ chối cho phép các tàu đã ghé cảng Trung Quốc được vào cảng của họ cho đến khi thủy thủ đoàn được tuyên bố không có virus.

Chuyên gia phân tích Peter Sand từ Hiệp hội vận tại BIMCO cho biết, số liệu của Hiệp hội này cho thấy có sự giảm sút hoặc thậm chí không có nhu cầu từ các nhà nhập khẩu Trung Quốc đối với các hàng hóa cơ bản vận chuyển bằng đường biển như than đá, dầu thô hay quặng sắt.

Nhu cầu yếu đi như vậy cũng được phản ánh trong diễn biến giá dầu giảm những ngày gần đây, với nhiều phân tích nhận định một thị trường với giá dầu đã được xác lập.

Công ty vận tải Freightos mới đây đã cảnh báo các khách hàng cần sẵn sàng cho khả năng chậm trễ hơn trong việc đưa hàng hóa ra khỏi Trung Quốc và có thể xem xét chuyển một số lô hàng từ đường biển sang hàng không, hoặc thậm chí cần tìm các nguồn cung ứng hàng hóa từ các quốc gia khác nếu có thể.

Tình trạng tồn đọng của các lô hàng thường diễn ra sau Tết Nguyên đán và sẽ trở nên tồi tệ hơn bởi tình hình hiện tại, đẩy giá cước vận tải biển tăng lên và làm trầm trọng thêm sự chậm trễ”, công ty này cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Virus Corona ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO